Page 51 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 51
Một số vấn đề lý luận chính sách ........ ngành công nghiệp hỗ trợ
pháp quản lý giá, biện pháp chống trợ cấp và chống bán phá
giá; (ii) Hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, cấp hạn ngạch tự
động và không tự động; (iii) Quyền kinh doanh, giấy phép
kinh doanh, giấy phép XNK; (iv) Các quy định về tiêu chuẩn
kỹ thuật đối với hàng hóa và DN, thủ tục hải quan… (v)
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
- Về thực tiễn, trong hoạch định chính sách, hiểu theo
nghĩa rộng, thường phân loại các CSTM thành một số chính
sách sau: (i) Chính sách thương nhân đối với DN ĐTNN, DN
trong nước, DNNVV… (ii) Chính sách mặt hàng đối với mặt
hàng cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, tự do kinh
doanh; (iii) Chính sách thị trường gồm thị trường trong nước
và thị trường nước ngoài, thị trường có ưu đãi và không có ưu
đãi; thị trường nông thôn và thị trường đô thị…; (iv) Chính
sách XNK nhằm khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hoặc
nhập khẩu, chính sách này thường sử dụng các công cụ thuế
quan, phi thuế quan; (v) Và hiều theo nghĩa rộng, CSTM còn
bao gồm các chính sách khác về tài chính, tín dụng, đầu tư và
các chủ trương, chiến lược thương mại.
- Bên cạnh đó, gắn với mục tiêu, tính đặc thù và sự phân
công trong quản lý nhà nước, có thể chia CSTM làm 3 nhóm
như: (i) Chính sách phát triển TM nội địa; (ii) Chính sách phát
triển XNK (iii) Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù có nhiều cách phân loại, nhưng để phục vụ mục
tiêu chung của một quốc gia, cần phải có sự phối hợp giữa
các loại chính sách. Từ những phân tích trên, có thể hiểu
CSTM nhằm phát triển CNHT là tổng thể các chủ trương,
nguyên tắc, công cụ, biện pháp mà Nhà nước lựa chọn để
51