Page 58 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 58
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
có liên quan của nước ngoài trên thị trường nội địa tạo điều
kiện trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ, tuy nhiên nó cũng
có thể trở thành mối đe doạ đối với các ngành CN sẵn có trong
nước thông qua việc tạo lập những cơ hội xâm nhập mới. Cụ
thể với ngành CN, nhân tố này bao gồm: ngành CN cơ khí chế
tạo các thiết bị chế biến; ngành sản xuất và cung cấp năng
lượng; ngành sản xuất bao bì; ngành sản xuất nguyên liệu đầu
vào và ngành ngành TM, giải quyết đầu ra cho CN. SP của CN
có được tiêu thụ được trên thị trường hay không, mức độ thị
trường hóa của SP tùy thuộc sự phát triển của yếu tố này. Thực
hiện và bảo đảm được điều kiện này thì quá trình tái sản xuất
mở rộng với các giai đoạn sản xuất, lưu thông, trao đổi và tiêu
dùng mới được thực hiện.
Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô của mình có tác
động rất lớn đến sự phát triển của các thương nhân. Nhà
nước là nhà sản xuất và cũng là hộ tiêu dùng lớn nhất; nhà
nước là nhà đầu tư và cũng là người đi vay, cho vay lớn
nhất. Nhà nước cần thực hiện các chức năng như định
hướng; tạo điều kiện môi trường, điều tiết và kiểm tra. Nhà
nước thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua việc vận
dụng các quy luật khách quan, các nguyên tắc và phương
pháp quản lý nói chung.
Từ những vấn đề có tính nguyên lý chung ở trên gắn
với sơ đồ kim cương của M. Porter mà cụ thể là các điều
kiện khác trong mô hình, chúng ta có thể tóm lược các chính
sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển thương nhân ở
bảng sau:
58