Page 61 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 61
Một số vấn đề lý luận chính sách ........ ngành công nghiệp hỗ trợ
Đối với thị trường trong nước, chính sách của Nhà
nước là đảm bảo tập trung nguồn lực để thúc đẩy sản xuất
hàng hoá, quy hoạch và cơ cấu lại để có những vùng chuyên
canh sản xuất hàng hoá lớn, đảm bảo hệ thống lưu thông
hàng hoá thông suốt giữa các vùng, các địa phương; đảm bảo
cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá cân đối, tránh
những biến động bất ổn trên thị trường; thúc đẩy việc hình
thành đồng bộ các loại thị trường, đảm bảo nhất quán, ổn
định của chính sách để các chủ thể kinh doanh chủ động với
các tình thế trên thị trường, hình thành thị trường thống nhất
trong phạm vi toàn quốc với nhiều cấp độ thị trường và chú
trọng phát triển các thị trường trọng điểm quốc gia, vùng lãnh
thổ. Đối với thị trường ngoài nước, chính sách thị trường hiện
hành của Nhà nước Việt Nam hướng vào mục tiêu thúc đẩy
xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tích cực mở
rộng, tìm kiếm và tiếp cận thêm các thị trường mới.
Chính sách mặt hàng gồm các quy định cụ thể đối với
các loại mặt hàng như các mặt hàng cấm kinh doanh, mặt
hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng thuộc diện hạn chế
kinh doanh, mặt hàng khuyến khích và tự do kinh doanh, các
mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế do Nhà nước cân đối
ở tầm quốc gia và quản lý tập trung. Chính sách mặt hàng bao
gồm nhiều tầng, vừa bảo đảm tính đa dạng, phong phú về
chủng loại, vừa có mũi nhọn, chiều sâu ở cấp quốc gia, cũng
như các cấp, các đơn vị của nền kinh tế quốc dân. Chính sách
mặt hàng phải đảm bảo phát triển mặt hàng với cơ cấu hợp lý,
phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN kinh doanh
TM, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng
giao lưu hàng hoá và phát triển thị trường Nhà nước còn có
61