Page 256 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 256
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
CNHT; (ii) Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN
CNHT được tham gia các chương trình của Nhà nước về việc
tổ chức để khảo sát, học tập kinh nghiệm của nước ngoài về
quản lý, phát triển DN.
Và cuối cùng, để có cơ chế phối hợp tốt, mỗi bộ,
ngành nên cử một hoặc một nhóm cán bộ chuyên trách để
tham gia vào việc thực hiện và hoàn thiện CSTM phát triển
CNHT của Việt Nam. Sau thời gian 10 năm, nhóm làm
việc chuyên trách này có tiếp tục tồn tại hay không phụ
thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của Việt Nam. Bên cạnh đó,
Việt Nam cần xây dựng các nhóm làm việc chuyên trách
tương tự về chính sách CN và các chính sách khác. Việc
xây dựng các nhóm làm việc sẽ giúp tăng cường nhận thức
và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, hiệp hội trong việc hoàn
thiện CSTM phát triển CN ở Việt Nam.
6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp
6.1. Nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của công
nghiệp hỗ trợ
Các DNNN (chủ thể chính trong lĩnh vực này) từ trước
đến nay thường hoạt động theo kiểu trọn gói từ đầu đến cuối.
Do đó, họ hầu như không có khái niệm về ngành CNHT.
Chính vì sản xuất trọn gói nên hiệu quả sản xuất của các DN
không cao, do cần rất nhiều vốn đầu tư và họ buộc phải đầu
tư dàn trải, hiệu quả thấp, giảm khả năng cạnh tranh của SP.
Trong khi đó, việc sản xuất theo hướng chuyên môn hóa,
song hành với nó là sự phát triển của các ngành CNHT, cho
phép các DN đầu tư vốn hiệu quả hơn, giá thành và chất
lượng SP cạnh tranh hơn, đồng thời chủ động hơn trong việc
mua nguyên vật liệu, linh kiện, phụ kiện đầu vào phục vụ cho
256