Page 259 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 259
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
cần thu hút các DN nước ngoài khác có trình độ công nghệ
mức trung gian.
Ngoài ra, việc đầu tư vào sản xuất SP CNHT rủi ro
khôn lường. Nhiều trường hợp các công ty đầu tư tiền bạc,
công sức, thời gian vào việc mua sắm dây chuyển, trang, thiết
bị mới để sản xuất linh kiện, nhưng sản xuất ra nhà lắp ráp lại
không mua, SP khi đó chẳng biết bán cho ai. Chính vì vậy,
giữa nhà sản xuất và lắp ráp cần phải có cam kết như cung
cấp tư vấn, thiết bị, kỹ thuật của chính hãng … để nhà cung
cấp linh kiện có niềm tin về vốn.
Hình thành mối quan hệ cùng có lợi (Win - Win).
Trước mắt, việc sản xuất những chi tiết quan trọng, đòi hỏi
kỹ thuật gia công cao ở Việt Nam sẽ do các DN có vốn nước
ngoài đảm nhận. Sau đó, trong tương lai, công việc đó sẽ
chuyển sang cho các DN Việt Nam. Về những chi tiết tương
đối dễ gia công, chế tạo, các DN Việt Nam có thể đảm nhận
ngay. Điều này hỗ trợ cho các DN Việt Nam phát triển trình
độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng đơn nhận chuyển giao kỹ
thuật từ các DN có vốn nước ngoài. Riêng đối với những chi
tiết có số lượng gia công ít, sản xuất trong nước không kinh
tế, thì nên nhập khẩu, còn khi số lượng gia tăng, sản xuất
trong nước kinh tế hơn, thì sẽ tiến hành nội địa hóa và phân
chia công việc như đã nêu ở trên. Để cả DN Việt Nam và DN
có vốn nước ngoài cùng phát triển, sự hợp tác (gắn kết, chia
sẻ công nghệ) là cực kỳ quan trọng và việc hình thành mối
quan hệ đôi bên cùng có lợi (Win - Win) sẽ mang lại sự phát
triển bền vững.
Cần có một hiệp hội DN CNHT. Cần có một tổ chức
hiệp hội DN CNHT thực sự do tự các DNPT tập hợp nhau lại
259