Page 257 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 257
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
sản xuất. Các DN cần nhận thức được điều này và các công
ty hoạt động trong ngành CNHT chỉ nên chọn, tham gia vào
một lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ tài
chính cho CNHT cần phải được bổ sung vào các chương
trình tài chính cho DNNVV.
Các DN CNHT cần cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn
quốc tế về chất lượng, an toàn, môi trường, sở hữu trí tuệ;
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyên môn hóa các quy
trình đòi hỏi kỹ thuật cao và huy động các đầu vào khác từ
bên ngoài.
6.2. Chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm và tìm
kiếm thị trường
Một điều tưởng chừng như “ngược đời” vẫn đang diễn
ra ở Việt Nam. Các DN ĐTNN thường phải vất vả tìm kiếm
nhà cung ứng các SP CNHT đạt tiêu chuẩn cho mình chứ
không phải DNPT chủ động liên hệ với khách hàng. Để phát
triển hiệu quả CN nói chung và CNHT nói riêng, các nhà
quản lý DN và công nhân Việt Nam cần phải thay đổi tư duy
theo hướng năng động trong việc học hỏi và hoạt động
marketing. Các DN Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong
việc lựa chọn SP để sản xuất cũng như tìm kiếm khách hàng
thị trường cho đầu ra của mình.
Trong điều kiện Việt Nam hầu hết là các DNNVV, để
chủ động liên hệ với khách hàng mà không mất nhiều chi phí
cho việc tìm kiếm đối tác, việc tăng cường sử dụng TM điện
tử là rất cần thiết. Hoạt động này nhằm quảng bá, giới thiệu
SP của mình không chỉ đối với một nhóm khách hàng và thị
trường định hướng tới, mà thông qua đó, những khách hàng
có nhu cầu có thể tự liên hệ, tìm đến mua sản phẩn của DN.
257