Page 252 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 252
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
các đơn vị chủ trì chương trình bao gồm: “các tổ chức xúc
tiến TM Chính phủ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ; các tổ
chức phi chính phủ; các Hiệp hội ngành hàng, Phòng
TM&CN VN, Hội các nhà DN trẻ VN; Tổng công ty ngành
hàng”. Quyết định này cũng nêu rõ rằng: “việc thực hiện
chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng DN,
không nhằm mục đích lợi nhuận”. Tuy nhiên, hai quy định
như trên sẽ hạn chế sự tham gia của cộng đồng DN và hiệu
quả hoạt động. Về mặt nguyên tắc, hai quy định này đảm
bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ vào xúc
tiến TM song chưa thực sự phù hợp với thực tiễn VN.
Trong một số ngành hàng, các hiệp hội hoạt động rất
tốt nhưng cũng có những ngành hàng vai trò của hiệp hội
rất mờ nhạt. Một số DN Việt Nam, vì mục đích lâu dài của
công ty hoặc vì lợi nhuận, có thể sử dụng tốt nguồn tài
chính này của Chính phủ để thực hiện các chương trình mà
Chính phủ đề ra nhằm hỗ trợ DN. Điều này cũng phù hợp
với chủ trương của Chính phủ về khuyến khích sự tham gia
của các thành phần kinh tế nói chung và sự tham gia của
các thành phần kinh tế vào công tác xúc tiến TM nói riêng.
Tuy nhiên, thực tế là các chương trình xúc tiến TM sử
dụng nguồn vốn nhà nước mới chỉ do khối nhà nước thực
hiện mà chưa mở rộng việc thực hiện cho các đối tượng
ngoài khu vực nhà nước. Cơ sở để lựa chọn người thực hiện
là bản kế hoạch do các đối tượng đề xuất và khả năng thực
hiện kế hoạch. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
và Bộ Công Thương sẽ đánh giá việc thực hiện chương
trình theo một trình tự, thủ tục và tiêu chí thống nhất. Nếu
triển khai theo cách này, Bộ Công Thương, các Sở Công
Thương, và các hiệp hội sẽ công bố mục tiêu và các phạm vi
252