Page 248 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 248
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
đó, khi áp dụng công cụ này, Việt Nam nên lựa chọn những
ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh hiện hữu và khả
năng cạnh tranh trong ASEAN nhưng không có lợi thế so
sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh khi thực hiện TM
với thế giới. Việc tăng cường sử dụng công cụ hạn ngạch
thuế quan trong khuôn khổ kết hợp CSTM quốc tế và chính
sách ngành sẽ biến công cụ này thành một biện pháp hữu
hiệu của CSTM phát triển CNHT của Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc quyết định
sử dụng hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng nào không thể
chỉ phụ thuộc vào một tính toán về lợi thế so sánh hiện
hữu đơn giản bởi vì chỉ số này chỉ mang tính tham khảo và
chưa phản ánh đầy đủ việc gia tăng hay kiềm chế tự do
hoá, yếu tố chính sách của các chính phủ hay nỗ lực của
DN. Do đó, khi quyết định lựa chọn mặt hàng thực hiện áp
dụng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương cũng cần dựa
trên phương pháp chuyên gia và thực hiện lấy ý kiến từ
DN trong ngành.
Một thực tế ở Việt Nam là ngày càng hạn chế sử dụng
giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu. Lý do được
đưa ra là các quy định này không phù hợp với các quy định
của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy không quốc gia
nào bỏ hoàn toàn hai công cụ này. Malaysia thậm chí tăng
cường việc cấp giấy phép nhập khẩu khi đã trở thành
thành viên của WTO. Việt Nam không nên vận dụng kinh
nghiệm “tăng cường” này của Malaysia nhưng cũng không
nên loại bỏ hoàn toàn việc cấp giấy phép nhập khẩu, đặc
biệt là khi Việt Nam cần tiếp tục bảo hộ một số ngành
trong nước. Các mặt hàng nên được áp dụng giấy phép
248