Page 251 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 251
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các nước đang thực hiện
CN hoá, các quy định về mua sắm của Chính phủ có thể
là một công cụ tốt để Chính phủ hỗ trợ khu vực sản xuất
trong nước. Hoa Kỳ đi tiên phong trong việc kêu gọi minh
bạch hoá các quy định về mua sắm của Chính phủ song
cũng cho phép dành một biên độ ưu tiên nhất định cho các
nhà sản xuất trong nước so với các nhà sản xuất nước
ngoài. Việc sử dụng các quy định về mua sắm của Chính
phủ như là một công cụ của CSTM phát triển CNHT cần
thể hiện trên hai nội dung. (i) thực hiện tốt các quy định
của Luật đấu thầu, trong đó đặc biệt chú ý tới việc thực
hiện minh bạch hoá các quy định này. (ii) Chính phủ khẳng
định tạm thời chưa tham gia vào Hiệp định mua sắm Chính
phủ trong khuôn khổ WTO. Các quy định về mua sắm
của Chính phủ hiện đã tuân thủ tương đối tốt Luật đấu thầu
cũng như các quy định khác của Nhà nước. Tuy nhiên, để
sử dụng có định hướng, liên bộ (Bộ Công Thương, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) cần thực hiện các biện pháp quán triệt,
tuyên truyền thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức về hội nhập kinh tế quốc tế (dành cho cán bộ quản lý
và DN) và thông qua các biện pháp khác (diễn đàn trao đổi,
hội thảo).
Bộ Công Thương nên mở rộng đối tượng chủ trì chương
trình xúc tiến TM trọng điểm quốc gia bao gồm cả DN tư
nhân, DN có vốn ĐTNN. Việc Thủ tướng Chính phủ ban
hành quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 về
xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến TM quốc gia
sẽ tạo điều kiện cho DN VN về thông tin cũng như một số
chi phí trong nghiên cứu thị trường nước ngoài. Hiện tại,
251