Page 253 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 253
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
dự kiến của công tác xúc tiến TM tới các DN, tổ chức, cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Để tránh thất thoát
nhưng cũng tránh tạo các thủ tục phiền hà trong triển khai
thực hiện, các thủ tục về đăng ký, trình bày kế hoạch, giải
trình các vấn đề liên quan và các tiêu chí đánh giá cần được
tuân thủ nghiêm ngặt. Các tiêu chí nên được xem xét (theo
thứ tự quan trọng) là (i) đầu ra của bản kế hoạch (hội chợ,
website, báo cáo thị trường, các khoá đào tạo, hội thảo); (ii)
các tác động dự kiến (số lượng DN thâm nhập được vào thị
trường mới, số lượng DN mở rộng thị trường, năng lực của
cán bộ nhân viên, năng lực cạnh tranh của ngành...); (iii) số
lượng DN được hưởng lợi từ chương trình; (iv) năng lực
thực hiện của tổ chức. Bên cạnh đó, công tác theo dõi việc
thực hiện cũng như thường xuyên rút kinh nghiệm cần được
đưa vào như một nội dung hoạt động bắt buộc của tất cả các
DN, tổ chức và cá nhân tham gia vào chương trình xúc tiến
TM trọng điểm.
5. Tăng cường phối hợp hoàn thiện chính sách
thương mại phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa các bộ
ngành và cộng đồng doanh nghiệp
Phối hợp nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế,
chính sách đối với DN CNHT: (i) Nghiên cứu xây dựng, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan, từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều
kiện thuận lợi cho các DN CNHT thành lập, sản xuất, kinh
doanh theo quy định của pháp luật; (ii) Nghiên cứu, rà soát
đánh giá các cơ chế, chính sách cụ thể có liên quan đến DN
CNHT để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cơ chế, chính
sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN phát triển; (iii) Phối hợp
253