Page 247 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 247
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan; và tiến
hành theo dõi đánh giá công tác phối hợp này.
4.2. Sử dụng một cách hệ thống một số công cụ phi
thuế quan
Bộ Công Thương nên là cơ quan chủ trì hệ thống hóa
các biện pháp đang được các cơ quan khác nhau sử dụng
như Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính (mua sắm của
chính phủ), Ngân hàng Phát triển (tín dụng xuất khẩu), các
bộ ngành khác (các biện pháp hành chính). Bên cạnh đó,
Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ
ngành và cộng đồng DN chủ động tăng cường sử dụng
nhiều hơn và sử dụng có lựa chọn một số công cụ phi thuế
quan như hạn ngạch thuế quan, các khoản mua sắm của
chính phủ, giấy phép nhập khẩu.
Trong khuôn khổ của WTO, các quốc gia thành viên
được quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan. Bộ Công
Thương cần xem xét sử dụng nhiều hơn công cụ này, đặc
biệt khi đã trở thành thành viên của WTO. Sự khác biệt giữa
mức thuế trong và ngoài hạn ngạch rất lớn (thường là gấp
đôi). Mặt hàng được áp dụng hạn ngạch thuế quan là những
mặt hàng mà quốc gia sử dụng mong muốn bảo hộ. Chẳng
hạn, theo công bố của Nhóm rà soát CSTM phát triển
CNHT của WTO thì Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan
cho nhiều mặt hàng nông nghiệp, thuỷ sản và dệt may. Thái
Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan cho 23 nhóm hàng nông
nghiệp. Số mặt hàng nằm trong diện điều chỉnh hạn ngạch
thuế quan tương đối lớn (1,9% ở Hoa Kỳ và 1% ở Thái
Lan). Tất nhiên, với những cam kết trong AFTA, hạn ngạch
thuế quan sẽ không áp dụng với các thành viên ASEAN. Do
247