Page 242 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 242
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Đối với đối tượng sử dụng hệ thống thông tin (DN và
các tổ chức hỗ trợ DN), công việc đòi hỏi sự hợp tác của
DN là chủ động đặt hàng về thông tin và đưa ra những yêu
cầu trợ giúp cụ thể khi tiếp cận thị trường thế giới.
DN và các tổ chức hỗ trợ cũng cần tích cực tham
gia vào các diễn đàn trao đổi về thâm nhập thị trường, về
rào cản TM đối với từng mặt hàng. Chẳng hạn, những hoạt
động của Hiệp hội dệt may và Hiệp hội thuỷ sản của Việt
Nam trong thời gian vừa qua có thể là những ví dụ tốt trong
việc xây dựng hệ thống thông tin ngành hàng, thông tin về
thị trường và rào cản TM. Mặc dù ban đầu các hiệp hội này
tương đối bị động với những phản ứng từ thị trường Hoa
Kỳ, Liên minh châu Âu song khi mà nhận thức của Chủ
tịch hiệp hội và các thành viên đã rất rõ ràng rằng các
DN trong ngành cần hợp tác để vượt qua các rào cản và
trở ngại và nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc trao đổi
thông tin, hợp tác nâng cao năng lực đã trở nên rất tích cực
chủ động. Hàng loạt các diễn đàn trao đổi, các yêu cầu về
thông tin thị trường đã được DN chủ động đặt hàng với hiệp
hội. Mối liên kết giữa hai hiệp hội với các DN trong
ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng chặt
chẽ hơn. Chủ tịch hiệp hội là những người năng động và
trực tiếp gắn kết lợi ích với ngành. Tuy nhiên, việc duy trì
cơ chế trao đổi thông tin, tiến tới xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu như đề cập tới ở trên còn chưa đạt yêu cầu bởi vì
còn thiếu sự đảm bảo về nguồn lực thực hiện.
Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng
SP do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu
242