Page 238 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 238
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
động tiêu cực của các tranh chấp này. Bộ Công Thương đã
đưa ra biện pháp về “chủ động nghiên cứu các cơ chế giải
quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN, WTO”.
Tuy nhiên, việc chủ động nghiên cứu này mới chỉ là
một trong số các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu. Cụ thể là
Bộ Công Thương cần xây dựng một hệ thống thông tin về
các biện pháp phi thuế, về phá giá và chống bán phá giá; xây
dựng cơ chế cảnh báo về khả năng tranh chấp hay bị kiện
phá giá và chống bán phá giá (trực thuộc Bộ TM), dự kiến
những mặt hàng có khả năng bị các quốc gia bạn hàng áp
dụng các biện pháp phi thuế, đặc biệt là kiện phá giá; xây
dựng cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra và
giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cũng như thủ
tục ở các quốc gia bạn hàng. Chẳng hạn, khi bị áp dụng
thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có thể tăng giá
hàng hoá của mình để chịu mức thuế chống bán phá giá
thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá. Việc Nam
cũng cần tích cực tham gia vào các diễn đàn của các nước
đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá
chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO.
Bộ Công Thương cũng cần cập nhật danh mục các
mặt hàng Việt Nam có khả năng bị áp dụng các biện pháp
phi thuế hay có khả năng xảy ra tranh chấp TM. Số liệu
về các vụ kiện phá giá cho thấy những ngành bị kiện nhiều
nhất là kim loại thường; hoá chất; cao su và nhựa; máy móc
và thiết bị điện tử; dệt may; giấy; đá, xi măng, thuỷ tinh,
gốm sứ; các SP chế tạo; khoáng sản; thuốc lá, dấm ăn và đồ
uống. Khi lập danh sách ngành hàng và mặt hàng có khả
năng bị áp dụng các biện pháp phi thuế, bị kiện phá giá
238