Page 239 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 239
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
hay dễ xảy ra tranh chấp TM, Chính phủ cần thiết phải dựa
trên thực tiễn Việt Nam song không thể tách rời với thực tế
áp dụng và thủ tục áp dụng các biện pháp ở từng quốc gia.
Về mặt lý thuyết, Việt Nam hoàn toàn có thể tính toán được
khả năng bị áp đặt các biện pháp phi thuế hay bị kiện cho
mỗi mặt hàng. Các yếu tố như chi phí của nước thứ ba,
mức độ ảnh hưởng của các chính trị gia, mức giá có thể bị
các DN ở các quốc gia xuất khẩu là những thông tin cần thu
thập để phục vụ công tác dự báo. Để xây dựng được danh
mục ngành hàng và mặt hàng Việt Nam có khả năng bị áp
dụng các biện pháp phi thuế quan, Bộ Công Thương cần rà
soát theo quốc gia và theo ngành cũng như theo tình hình sản
xuất và ngoại thương của Việt Nam.
Công tác tuyên truyền phải đảm bảo chuẩn bị về mặt
tinh thần cũng như nguồn lực từ các bên liên quan tới quá
trình hoàn thiện CSTM phát triển CNHT tại Việt Nam. Các
bên liên quan như các bộ, các UBND, các hiệp hội và các DN
cần nhận thức được sự cần thiết phải phối hợp và tham gia
phối hợp vào việc điều chỉnh CSTM phát triển CNHT ở Việt
Nam. Chương trình xúc tiến TM trọng điểm quốc gia, chẳng
hạn, sẽ thành công hơn nếu thông tin được chia sẻ rộng rãi tới
tất cả các DN và giải pháp thực hiện xúc tiến được đưa ra từ
chính các DN tham gia xuất khẩu chứ không phải từ một số cá
nhân làm công tác quản lý nhà nước.
Bộ Công Thương nên phối hợp với các hiệp hội
ngành hàng và các cơ quan xúc tiến TM của nước ngoài
hướng dẫn và đào tạo các DN xuất khẩu những vấn đề liên
quan đến thủ tục xuất khẩu vào thị trường nước ngoài, các
biện pháp phi thuế quan được áp dụng ở thị trường nước
239