Page 236 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 236
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
3. Hoàn thiện chính sách thị trường và mặt hàng
nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ
3.1. Kích cầu cho sự phát triển doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ
Với quy mô thị trường nhỏ như hiện tại, nhiều chuyên
gia trong ngành cho rằng nội địa hóa là một bài toán khó cho
các DN nếu không tìm hướng xuất khẩu. Trong bản tư vấn
cho Bộ Công Thương mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược
CN Nhật Bản cho rằng, Việt Nam nên trở thành một cơ sở
xuất khẩu một số loại linh kiện. Việt Nam nên tận dụng các
liên doanh đang có mặt để thu hút đầu tư vào sản xuất các
cấu phần và linh kiện chuyên biệt. Ví dụ: trong ngành da, đúc
hay rèn, Việt Nam rất có lợi thế do có đội ngũ nhân công tay
nghề cao và chi phí lao động thấp.
Nhà nước có thể trợ giúp các DN CNHT nâng cao năng
lực cạnh tranh thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học
và công nghệ nhằm sản xuất những SP có thể đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Định hướng chính sách kích cầu cho sự phát triển
DNHT trong nước bằng cách tạo điều kiện cho các đối tượng
này tham gia cung cấp linh kiện bộ phận cho vào lĩnh vực
phát triển hạ tầng bao gồm cả đường xá, cầu cảng, nhà ở
trong nước. Muốn vậy trước hết cần phát huy nội lực (vốn,
nhân lực tri thức trong nước) để phát triển các công trình hạ
tầng. Trường hợp nội lực không thể mới suy nghĩ tới sử dụng
những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Bài học kinh nghiệm từ các
nước cho thấy, Hàn Quốc, Trung Quốc … chỉ dùng vốn hỗ
trợ trong thời gian đầu của quá trình phát triển, sau đó nhiều
công trình cầu đường, cao ốc hoàn toàn phát triển bằng vốn
236