Page 237 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 237
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
và sức các DN trong nước. Quá trình tham gia cung cấp và
xây dựng những công trình đó đã tạo ra sức cạnh tranh cho
các DN trong nước.
3.2. Hoàn thiện danh mục mặt hàng phát triển công
nghiệp hỗ trợ
Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các DN nhận
được rất ít đơn đặt hàng sản xuất từ cấp trên nên họ không
cần mở rộng sản xuất bằng nỗ lực của mình. Thậm chí ngay
cả bây giờ, rất nhiều DNNVV chỉ thụ động làm các đơn đặt
hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cho
SP của mình. Để phát hiện ra các DN có tiềm năng hoạt động
cao trong số các DN trong nước, chúng ta cần phải thiết lập
một hệ thống phổ biến thông tin DN chính thức và xây dựng
các mạng lưới thông tin nội bộ DN. Để làm được việc này,
các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phòng TM và CN Việt
Nam (VCCI), của Công đoàn Hiệp hội CN và TM (UAIC),
và của Trung tâm xúc tiến TM và đầu tư (ITPC) cần được
thúc đẩy mạnh hơn. Hơn nữa, cũng cần tăng số lượng hội chợ
TM nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho DN trong
nước và DN ĐTNN.
Đây là công việc không chỉ của Bộ Công Thương mà
cả các bộ ngành khác và đặc biệt là các hiệp hội ngành
hàng. Việt Nam phải sẵn sàng đương đầu với các tranh
chấp TM. Việt Nam không thể tránh khỏi việc tham gia vào
các tranh chấp TM như trợ cấp, chống bán phá giá, biên tính
thuế,... khi gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó,
các tranh chấp TM còn được sử dụng như một phần trong
số các công cụ gây ảnh hưởng chính trị từ các nước lớn.
Việt Nam cần làm nhiều việc để chủ động giảm thiểu tác
237