Page 245 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 245
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
nhiên, để thuế quan thực sự là một công cụ của CSTM
phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam không những cần đảm bảo sự nghiêm túc trong
thực hiện các cam kết mà còn phải biết vận dụng linh hoạt
công cụ này. Bộ Tài chính có thể xem xét vận dụng kinh
nghiệm của Thái Lan như áp mức thuế cao đối với hàng
hóa nhập khẩu trong một số trường hợp khẩn cấp hay khi
có yêu cầu từ các hiệp hội, các bộ ngành khác. Chẳng hạn,
việc vận dụng linh hoạt biểu thuế Việt Nam, nếu áp dụng
theo kinh nghiệm của Thái Lan, có thể giải quyết được
những vấn đề về nhập khẩu thép kém chất lượng.
Trên thực tế, biểu thuế XNK do Bộ Công Thương
đảm nhận trọng trách đề xuất song việc thực hiện do Tổng
cục Hải quan tiến hành. Theo ngành dọc, Bộ Tài chính là
cơ quan cấp trên của Tổng cục Hải quan do đó việc vận
dụng linh hoạt công cụ thuế quan nên do Bộ Tài chính chủ
động thực hiện. Hiện tại, toàn bộ 123 Điều của Luật cạnh
tranh có hiệu lực từ ngày 01/07/2005 chưa có quy định về
việc đề xuất các biện pháp này. Toàn bộ 324 Điều của Luật
TM (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005
cũng chưa có quy định về việc đề xuất các biện pháp này.
Điều 22 trong Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hoá nhập
khẩu vào Việt Nam do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông
qua ngày 20/08/2004 cho phép Bộ trưởng Bộ TM được áp
dụng thuế chống trợ cấp tạm thời sau sáu mươi ngày kể từ
ngày có quyết định điều tra đối với các hàng hoá nhập
khẩu bị khiếu nại là có trợ cấp. Tuy nhiên, công việc tiếp
theo liên quan tới việc áp dụng mức thuế tạm thời này như
thế nào thì chưa được quy định cụ thể. Do đó, để đảm bảo
thực hiện giải pháp này, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính
245