Page 221 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 221
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
sách phát triển một số ngành CNHT. Trong dự thảo quyết
định 12, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều ưu đãi cụ thể, tuy
nhiên sau đó đã không được đưa vào, kết quả là cho ra một
quyết định rất chung chung.
Bởi vậy vấn đề đầu tiên đặt ra là Chính phủ cần phải
xây dựng một định nghĩa mang tính pháp lý về các ngành
CNHT, làm cơ sở cho việc xây dựng một khuôn khổ chính
sách phù hợp và đảm bảo tính khả thi của các chính sách này
trong chiến lược phát triển ngành các CNHT. Đồng thời,
trong quá trình hoạch định chính sách, Chính phủ cần phối
hợp chặt chẽ với các Bộ và DN liên quan, cần đưa ra những
nội dung hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả đối với sự phát triển của
CNHT Việt Nam về cơ sở hạ tầng, về thuế, về các chính sách
tài chính, về thông tin và sự hợp tác quốc tế trên bình diện
quốc gia…
Trong Chiến lược phát triển TM, Chiến lược phát triển
XNK, các văn bản quản lý Nhà nước về TM cũng nên bổ
sung các nội dung ưu tiên phát triển CNHT.
Định hướng này làm cơ sở để đầu tư phát triển ngành
và điều chỉnh, bổ sung các chính sách có liên quan, thể hiện
qua các quy hoạch tổng thể phát triển từng ngành CN. Điều
quan trọng trong quy hoạch này là phải phân tích toàn diện
các quan hệ liên ngành và đưa ra quan điểm hợp lý trong việc
xử lý các quan hệ đó. Cần xác định loại nguyên phụ liệu nào
có thể nhập khẩu từ các nước có công nghệ tiên tiến hơn,
hoặc theo các quan hệ kinh tế ổn định trước đó, còn loại
nguyên liệu nào cần và có thể đầu tư trong nước thì nên tập
trung vốn và chuyên giao công nghệ để nâng cao khả năng
cạnh tranh của SP khi xuất khẩu ra nước ngoài.
221