Page 216 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 216
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
xử thông qua thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) và
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT); (ii) nguyên tắc về TM tự
do hơn (ngày càng giảm dần các biện pháp can thiệp vào
TM); (iii) nguyên tắc về tính có thể dự đoán và đảm bảo
minh bạch hoá quá trình thiết kế và thực thi chính sách; (iv)
đảm bảo cạnh tranh công bằng; (v) khuyến khích phát triển
và cải cách kinh tế. Các quyền lợi về thâm nhập thị trường,
tham gia đàm phán và các nghĩa vụ như mở cửa thị trường,
báo cáo tình hình thực hiện cắt giảm các biện pháp can thiệp
vào TM, đầu tư cần phải được thực hiện. Việt Nam phải điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với luật chơi chung trong các
tổ chức đó. Việc quán triệt quan điểm này sẽ đảm bảo đáp
ứng yêu cầu của các tổ chức khu vực, quốc tế và chủ động
tận dụng được các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Việc
đàm phán thay đổi hoàn toàn lịch trình thực hiện cam kết là
điều không nên làm và khó có thể được chấp nhận. Việt Nam
cần xác định thái độ tuân thủ nhưng không bó buộc trong các
lịch trình thực hiện bởi vì những mốc thời gian là mục tiêu
chung và các quốc gia được quyền chủ động đề xuất việc cắt
giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại các cuộc
đàm phán cũng như có những linh hoạt trong một khuôn khổ
nhất định khi thực hiện (lộ trình cho từng mặt hàng, từng
lĩnh vực cụ thể).
Thứ ba, hoàn thiện CSTM phát triển CNHT phải đảm
bảo sự tham gia của không chỉ các cơ quan quản lý nhà
nước (hoạch định và thực thi chính sách) mà cả các đối
tượng khác như cộng đồng DN và giới nghiên cứu. Sự tham
gia của các thành phần này thể hiện bằng việc chia xẻ trách
nhiệm, nguồn lực và lợi ích trong việc hoàn thiện CSTM.
Nội dung hoàn thiện CSTM phát triển CNHT (đã được nêu
216