Page 213 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 213
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
Việt Nam. Thông qua việc hoàn thiện CSTM phát triển
CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các DN Việt
Nam sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trường và khả năng
cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc hoàn
thiện CSTM phát triển CNHT sẽ tạo điều kiện tăng cường
gắn kết sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cộng đồng
DN. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng
xuất khẩu những mặt hàng chế biến, chế tạo và những mặt
hàng có giá trị gia tăng cao và việc quản lý nhập khẩu (kiềm
chế nhập siêu) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Ngược lại, để phát triển CNHT rất cần hệ thống các
chính sách đồng bộ của Nhà nước, trong đó CSTM được coi
là động lực thúc đẩy quan trọng. CSTM tác động mạnh mẽ
đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy
mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi quốc gia
vào phân công lao động quốc tế và TM quốc tế. Nó có vai trò
to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền
kinh tế trong nước, phát triển các ngành sản xuất, trong đó có
CNHT đến quy mô tối ưu … CSTM cũng tạo điều kiện cho
việc mở rộng giao lưu hàng hoá và xuất khẩu, tạo ra nhu cầu
cạnh tranh với hàng nhập khẩu, bắt buộc các DN trong nước
phải giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng SP và
có sức cạnh tranh tốt hơn. CSTM cũng tác động đồng bộ
cùng các chính sách khác đến việc tạo lập môi trường vĩ mô
ổn định, cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động có trình độ, hệ
thống tài chính nhạy bén, khuyến khích việc tiếp nhận công
nghệ mới và thúc đẩy cạnh tranh. Đặc biệt, hiện nay ngành
Thương mại và ngành Công nghiệp do cùng Bộ Công
213