Page 212 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 212

Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

              STT      Nguyên vật liệu     Đơn vị     2015      2020
               6   Phụ liệu                   Tấn    120.000    150.000

               7   Hóa chất (cho SX da thuộc)   Tấn   12.000     15.000
               8   Da muối (trong nước)       Tấn     50.000     70.000
              Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành CN giai đoạn đến
                               năm 2015, tầm nhìn 2020
                  III.  QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH  HƯỚNG CỦA VIỆC
            HOÀN  THIỆN  CHÍNH  SÁCH  THƯƠNG  MẠI  NHẰM
            PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM
                  1. Quan điểm của việc hoàn thiện chính sách thương
            mại nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam

                  Quan  điểm  về  hoàn  thiện  CSTM  nhằm  phát  triển
            CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cần bao gồm
            những nội dung sau:
                  Thứ nhất, hoàn thiện CSTM lấy phát triển CNHT làm
            mục  tiêu  để  giảm  nhập  siêu,  tiến  tới  cân  bằng  cán  cân
            thương mại và CSTM phải trở thành động lực để phát triển
            CNHT.
                  Sự  yếu kém  của CNHT cũng  góp phần vào thâm hụt
            cán cân TM của Việt Nam. Khi các nhà cung cấp trong nước
            không có, hoặc không đủ, các DN chính buộc phải tìm kiếm
            nguồn cung cấp từ nước ngoài. Chính điều này dẫn đến tình
            trạng “nhập để xuất” trong sản xuất CN, càng đẩy mạnh xuất
            khẩu thì nhu cầu về đầu vào cho sản xuất càng tăng mạnh dẫn
            đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam.  Hoàn thiện CSTM
            phát triển CNHT là một trong các hoạt động góp phần đẩy
            mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của



                                        212
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217