Page 217 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 217
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
ra ở trên) bao gồm hoàn thiện cách tiếp cận CSTM; hoàn
thiện các công cụ của CSTM; tăng cường liên kết TM - CN
và phối hợp hoàn thiện CSTM. Các cơ quan quản lý nhà
nước và cộng đồng DN phải chia sẻ trách nhiệm và nguồn
lực trong quá trình này. Việc chia xẻ trách nhiệm, nguồn lực
và lợi ích cụ thể như thế nào giữa các bên cần được làm rõ
trong quá trình hoàn thiện chính sách.
Việc hoàn thiện CSTM phát triển CNHT đòi hỏi các
nhà hoạch định chính sách khả năng phân tích, đánh giá các
cơ hội thị trường, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của quốc
gia mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác.
2. Định hướng của việc hoàn thiện chính sách thương
mại nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
Thứ nhất, tập trung theo hướng hoàn thiện CSTM vào
những ngành CNHT đã được xác định là trọng tâm, trọng
điểm cần phát triển trong thời gian tới, đó là CNHT các
ngành: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất và lắp ráp ô
tô, dệt - may, da - giầy. Các ngành này đã được lựa chọn để
khuyến khích phát triển của Việt Nam thể hiện qua quyết
định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số
ngành CNHT và quyết định số 34/2007/QĐ-BCT phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHT của Việt
Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020”.
Thứ hai, hoàn thiện CSTM nhằm phát triển CNHT theo
hướng thiết thực đóng góp vào mục tiêu đến năm 2020, Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
và các mục tiêu chiến lược phát triển CNHT đã xác định
trong bản quy hoạch. Để đạt được điều này, CSTM phát triển
CNHT cần chú ý thu hút vốn ĐTNN, đặc biệt trong giai đoạn
217