Page 218 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 218
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
đầu, khu vực có vốn ĐTNN với ưu thế về vốn, công nghệ và
đặc biệt là thị trường sẽ là cầu nối trong những với mạng lưới
sản xuất khu vực và thế giới. CSTM cần chú ý không chỉ thu
hút mà còn phải gắn kết giữa khu vực có vốn ĐTNN và khu
vực trong nước.
Thứ ba, CSTM phải chú trọng xây dựng và nâng cao uy
tín của SP CNHT cả ở thị trường trong nước và thị trường
quốc tế, thông qua các biện pháp giám sát và quản lý chất
lượng hàng hoá xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, khuyến
khích các doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, đóng gói, bao bì
đồng thời tích cực tuyên truyền, quảng bá ở nước ngoài; Tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất
khẩu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như ISO 9000, ISO
14000, HACCP... nhằm xoá bỏ những rào cản kỹ thuật do các
nước phát triển đặt ra.
Thứ tư, CSTM phải theo hướng thúc đẩy khả năng tham
gia xuất khẩu của các DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV.
Xuất phát từ vai trò của các DNNVV như là yếu tố tiềm năng
quan trọng giúp tăng trưởng xuất khẩu của các nước đang
phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng. Thời gian
trước mắt vẫn cần đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp
lớn nhưng bên cạnh đó, phải tập trung mọi nỗ lực của Nhà
nước và toàn xã hội hỗ trợ các DNNVV tham gia xuất khẩu,
nâng phần đóng góp của DNNVV trong xuất khẩu tương ứng
với tiềm năng của khu vực này. Ngoài ra, CSTM phải tăng
cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài đi đôi
với việc cải tiến khả năng cung cấp cho xuất khẩu ở trong
nước và đẩy nhanh tốc độ quốc tế hoá các doanh nghiệp trong
nước. Tăng cường cử cán bộ tổ chức các hoạt động xúc tiến
218