Page 222 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 222
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, để tận dụng hiệu
quả các nguồn lực còn hạn hẹp, việc phát triển CNHT không
nên thực hiện theo cách dàn trải cho tất cả các ngành, mà cần
phải phân chia thành các nhóm ngành để xác định hướng đi
thích hợp với những trong tâm trong từng giai đoạn phát
triển. Đồng thời, Chính phủ cần có các chính sách xác định rõ
các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển CNHT. Chẳng hạn
như hiện nay các lĩnh vực như cán thép, đúc, xử lý nhiệt và
chế tạo là những lĩnh vực còn tương đối lạc hậu, nên có thể
tập trung phát triển CNHT trong những lĩnh vực này.
1.2. Hoàn thiện chiến lược phát triển các ngành
(nhóm sản phẩm) công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở phân loại
khả năng cạnh tranh
Giải pháp này liên quan trực tiếp đến đổi mới công tác
quy hoạch phát triển CNHT (và rộng hơn là đổi mới vai trò
của Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Nhà
nước tập trung nghiên cứu tầm nhìn dài hạn trên cơ sở những
dự báo có luận cứ khoa học, làm rõ những cơ hội và thách
thức, điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế và từng nhóm SP
để đưa ra những khuyến nghị có tính chất định hướng cho
các chủ thể đầu tư. Trên cơ sở đó, Nhà nước tập trung nguồn
lực và sự nỗ lực của mình vào bảo đảm cho xã hội những
hàng hóa công cộng và tạo môi trường thuận lợi thu hút các
nguồn lực phát triển các hàng hóa thông thường.
Để thực hiện các bảo hộ sản xuất CNHT phù hợp với
các quy định của WTO, định hướng đầu tư phát triển sản
xuất CNHT phải cụ thể hóa chủ trương “hướng mạnh về xuất
khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu” những SP trong nước
sản xuất có hiệu quả. Theo đó:
222