Page 226 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 226
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Những nội dung như cách điều chỉnh biểu thuế ngành CN
điện tử, ngành thép, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
ngành ô tô và quản lý nhập khẩu ô tô cũ cần được đưa vào
như những ưu tiên trong việc xem xét lộ trình tự do hoá các
ngành chế tạo.
Đây là công việc liên quan tới hàng loạt các đơn vị
như Bộ CN, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ
Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ, các hiệp hội ngành
hàng (Hiệp hội thép, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt
Nam, Hiệp hội điện tử) và các DN. Các đơn vị này phải tạo
ra các diễn đàn, các nhóm làm việc chung để thống nhất
một lộ trình và cách thức triển khai thực hiện rõ ràng trong
dài hạn. Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ các hoạt động ở
các ngành hỗ trợ theo cách tiếp cận lấy DN làm trung tâm.
Để đảm bảo thực hiện được điều này, tất cả các đơn vị liên
quan kể trên cần đưa ra các lý do và dẫn chứng xác đáng
cho lập luận về lộ trình tự do hoá mà đơn vị mình đề xuất.
Các học giả cũng nên được mời tham gia vào thảo luận
chính sách để tăng luận cứ khoa học cho các thoả thuận
đạt được giữa các đơn vị.
2. Hoàn thiện chính sách thương nhân nhằm phát
triển công nghiệp hỗ trợ
2.1. Tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính
khi tham gia vào hoạt động kinh doanh
Trước đòi hỏi của thực tế và để thúc đẩy thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh
Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức TM thế giới, Chính
phủ đã ban hành quyết định số 30, ngày 10/01/2007 phê
duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực
226