Page 224 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 224
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
hoạch định và triển khai thực hiện chính sách và có hàng
loạt chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ ngành. Tuy nhiên,
kết quả đạt được về việc phối hợp hoàn thiện CSTM nói
riêng việc hoàn thiện chính sách nói chung còn chưa được
như mong đợi. Vấn đề là nhận thức về sự cần thiết của việc
phối hợp hoàn thiện đã có nhưng mức độ quyết liệt trong
chỉ đạo thực hiện công việc này còn chưa đủ, công việc này
cần được đưa vào như một nội dung họp giao ban thường
kỳ giữa các thành viên chính phủ. Việc làm tương tự được
thực hiện tại các bộ ngành, cộng đồng DN.
Để đảm bảo thực hiện được điều này, tại mỗi cấp cần
có một bộ phận làm công tác rà soát, tổng hợp và lên kế
hoạch cho việc thực hiện phối hợp hoàn thiện chính sách.
Các nội dung, lịch trình và điều kiện phối hợp hoàn thiện
CSTM phát triển CNHT cần được đệ trình lên Chính phủ
thông qua cơ quan đầu mối phối hợp là Bộ Công Thương.
Cùng với việc có một khái niệm pháp lý thống nhất về
CNHT, điều quan trọng hơn là cần có chiến lược quốc gia
nâng cao nhận thức từ chính phủ đến các cơ quan quản lý và
các DN về CNHT, nhất là vị thế của các ngành sản xuất kỹ
thuật cao. Cần phải xác định một cách rõ ràng CNHT không
phải là ngành CN “phụ”, các ngành CN xương sống thậm chí
sẽ không thể phát triển được nếu không có CNHT.
Chính phủ cần nhận diện lại vấn đề và tham gia tích
cực vào cuộc chơi này hơn nữa bằng cách lập ra một cơ quan
đầu mối cho các DN cung cấp chi tiết linh kiện. Trên thực tế,
nước láng giềng Thái Lan đã làm rất tốt việc này trong thời
kỳ công nghiệp hóa của họ. Họ đã có một cơ quan nhà nước
luôn theo dõi việc hỗ trợ DNNVV để “chui” vào các hãng
224