Page 228 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 228
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
mà phải coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của
ngành, địa phương. Ðề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Xác định sự cần thiết của công tác kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện tại các bộ, địa phương nhằm bảo đảm chất lượng và
tiến độ thực hiện.
- Cần tăng cường gắn kết nhiệm vụ thực hiện với việc
đổi mới, nâng cao chất lượng bộ máy hành chính, nâng cao
tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức và nhiệm
vụ hiện đại hóa nền hành chính cũng như nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.
- Huy động người dân và DN tham gia vào quá trình
thực hiện đề án để tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội. Cải
cách thủ tục hành chính được xác định là một nhiệm vụ
chung của toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính các cấp, của
cá nhân, tổ chức và cộng đồng DN. Cần biến tinh thần chung
tay cải cách thủ tục hành chính thành hiện thực mới có thể
mang lại kết quả toàn diện, triệt để như mục tiêu đặt ra ban
đầu của đề án.
2.2. Xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ và vườm
ươm các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Các khu CNHT, nơi thu hút DN ĐTNN sản xuất phụ
trợ là bước đi đầu tiên cần được quan tâm ưu đãi để tạo ra lực
lượng sản xuất CNHT và năng lực cung ứng của nền CN.
Tuy nhiên, sau một thời gian, mục tiêu của Việt Nam là
chuyển giao công nghệ kỹ thuật từ các DN ĐTNN này sang
DN nội địa. Do đó, ngay từ ban đầu, Việt Nam cần xây dựng
hệ thống các DN nội địa chuyên cung ứng cho các DN
ĐTNN trong các khu CNHT. Bên cạnh đó, để có nguồn cung
ứng lâu dài, chính phủ cần có các vườn ươm DN CNHT
228