Page 223 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 223
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
Thứ nhất, tập trung phát triển các SP trong nước có lợi
thế cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế
từ khai tác các lợi thế so sánh của đất nước và của từng vùng
lãnh thổ về nhân lực, tài nguyên và truyền thống nghề nghiệp.
Thứ hai, phát triển có chọn lọc một số SP có tiềm lực
cải thiện lợi thế cạnh tranh, trong đó có các ngành công nghệ
cao, với sự trợ giúp của Nhà nước trong khuôn khổ các cam
kết quốc tế và quy định của WTO.
Thứ ba, tập trung đầu tư phát triển một số SP (bộ phận,
chi tiết sản phẩm) để tham gia vào “chuỗi giá trị toàn cầu”
trên cơ sở thiết lập quan hệ với các đối tác thích hợp, chủ
yếu là các tập đoàn xuyên quốc gia có mạng sản xuất và
phân phối toàn cầu.
1.3. Tăng cường phối hợp trong việc xây dựng chính
sách thương mại và chính sách công nghiệp nhằm phát
triển công nghiệp hỗ trợ
Những tin tức về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam thường xuyên được truyền tải tới cộng đồng
DN qua nhiều phương tiện truyền tin khác nhau (báo chí, hội
thảo, hội nghị, gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm,...). Tuy nhiên,
những vấn đề đặt ra cho việc triển khai thực hiện để vừa
đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa đạt được các
mục tiêu CN hoá của Việt Nam, đòi hỏi sự phối hợp hoàn
thiện chính sách từ các đơn vị khác nhau (trong và ngoài Bộ
Công Thương). Đối tượng mục tiêu cho việc nâng cao nhận
thức về vai trò của việc phối hợp này bao gồm các cơ quan
quản lý bộ ngành, các cơ quan được phân công triển khai
thực hiện cam kết và cộng đồng DN. Lãnh đạo cao cấp của
Việt Nam đã nhìn rõ những hạn chế trong việc phối hợp
223