Page 211 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 211
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện.........Việt nam đến năm 2020
sở sản xuất da - giầy phát triển; (iii) Nhanh chóng sắp xếp và
phát triển lĩnh vực sản xuất vật liệu da và giả da, cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất giày dép xuất khẩu; (iv) Tập trung
đầu tư bổ sung máy móc thiết bị ở khâu trau chuốt hoàn tất,
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhằm khai
thác tốt hơn năng lực thuộc da hiện có, nâng cao chất lượng
SP và đa dạng hoá các mặt hàng da thuộc; (v) Giảm thiểu tình
trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất thuộc da như di dời
các DN và cơ sở thuộc da ô nhiễm hiện đang tồn tại trong dân
cư, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm;
(vi) Tập trung đầu tư phát triển thị trường và tổ chức các cơ
sở sản xuất mẫu, khuôn mẫu, phom hỗ trợ cho ngành sản xuất
dày dép.
Từ đó xác định một số chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu phát
triển của CNHT ngành da - giầy. Đến năm 2020, tổng SP
giầy dép các loại dự kiến đạt 1,6 tỉ đôi, vali, cặp, túi, ví các
loại đạt gần 300 triệu chiếc, da thuộc cứng đạt 63 nghìn tấn....
Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỉ
USD, năm 2020 là 14,5 tỉ USD và năm 2025 đạt 21 tỉ USD.
Tỷ lệ nội địa hoá các loại SP toàn ngành năm 2015 đạt 60-
65%, năm 2020 đạt 75-80 % và năm 2025 đạt 80-85%.
Nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành da - giầy:
STT Nguyên vật liệu Đơn vị 2015 2020
1 Da Tr. sqft 120 150
2 Giả da Tr. yard 120 150
3 Vải các loại Tr. yard 200 250
4 Đế giày Nghìn tấn 700 1.000
5 Keo tổng hợp Tấn 13.000 15.000
211