Page 364 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 364
hiệu quả trong việc kiểm soát chảy nước mũi cấp tính hay kéo
dài và làm giảm thể tích các chất bài tiết khi mà các chất xuất
tiết này nhiều quá mức do bất cứ nguyên nhân nào. Tuy nhiên
các thuốc này có tác động không đáng kể đến các triệu chứng
liên quan như tắc mũi, “đầy trong mũi” hoặc hắt hơi là các triệu
chứng đòi hỏi các thuốc chổng sung huyết a - adrenergic, các
thuốc kháng histamin hoặc các thuốc chốhg viêm.
Liều lương hiệu quả thường trong khoảng 20 - 40 Jig
ipratropium qua bình xịt MDI vào mỗi bên mũi 4 - 8 giò/lần, ít
khi gặp các liều lượng cao hơn.
Các tác dụng phụ hay gặp, nó có mặt trong 84% bệnh nhân.
Các tác dụng phụ này nhẹ và chủ yếu là do tác động kháng
cholinergic, cảm giác khô và nóng mũi và / hoặc miệng là các
triệu chứng nổi bật nhất. Các triệu chứng này có thể giảm
xuống bằng cách làm giảm liều thuốc khi mà triệu chứng chảy
nước mũi được kiểm soát bởi thuổc. Tuy nhiên sự hấp thụ toàn
thân của ipratropium nhiều hơn rõ rệt từ mũi so với từ đưòng
hô hấp dưới và tăng lên trong viêm mũi vận mạch. Như vậy, cần
thận trọng khi sử dụng thuổc này tại chỗ trong mũi ở những
bệnh nhân có nguy cơ tăng nhãn áp do hẹp góc hoặc những bệnh
nhân phì tuyến tiền liệt.
X. NHỮNG ÁP DỤNG LÂM SÀNG CỦA CÁC THUỐC KHÁNG
CHOLINERGIC
Ở những bệnh nhân COPD ổn định, các thuốc kháng
cholinergic có NH4 sử dụng qua bình xịt MDI có thể được coi là
biện pháp hàng đầu để điều trị hàng ngày sự bít tắc thông khí.
Các thuốc kháng cholinergic có thể có một chỗ trong điểu trị
các cơn tăng nặng cấp tính của COPD, nhưng cho đến nay các
thuốíc này nên được tiếp tục sử dụng cùng với các thuốc giãn
phế quản thông thường cho đến khi vào các nghiên cứu tiếp
theo chứng minh rằng các thuốc kháng cholinergic cũng có một
vai trò ở đây.
366