Page 350 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 350
tượng bị hen. Chúng ta sẽ chỉ xem xét một sô " . Việc sử dụng các
thuốc giãn phế quản kháng cholinergic trong bệnh hen “ổn
định” sẽ được xem xét đầu tiên.
So với placebo (thuốc giả), tất cả các thuôc kháng cholinergic
làm giãn phê quản đáng kể như được chứng minh bằng các
thông sô" thông khí điển hình và bằng giảm các thể tích tĩnh của
phổi (static lung volumes). Hầu hết các thuốc kháng cholinergic
cũng đã được so sánh với một loạt các thuốc giãn phế quản
adrenergic và xanthine. Atropine sulfate, atropine methonitrate
và iprtropium bromide khí dung ỏ các liều lượng “thông thường"
hầu như đểu có hiệu quả ở bệnh nhân hen giống với
isoproterenol, metaproterenol, terbutaline hoặc albuterol
(salbutamol) ỏ các liều thông thường. Một vân đề hay nảy sinh
với các so sánh như vậy là ỏ chỗ các liều lượng tối đa của cả hai
loại thuốc này ít khi được sử dụng. Như vậy, mặc dù các thông
tin có được từ các so sánh có thể có ích trong lâm sàng khi mà
người ta sử dụng liều lượng tiêu chuẩn nhưng chúng không thể
được coi là sự so sánh chắc chắn về hiệu quả. Ưltah và các đồng
nghiệp đã tiếp cận vân đề này bằng cách cho các liều lượng liên
tiếp albuterol (salbutamol) để đạt được tác động tốỉ đa và sau đó
cho ipratropium; thuôc thứ hai này đã làm tăng thêm FEVX đã
đạt được chỉ bằng một mình albuterol mặc dù chỉ tăng thêm
một ít. Khi cho các liều liên tiếp ipratropium đầu tiên để đạt
được tác động tốỉ đa sau đó cho một liều albuterol kết quả là
FEVi tăng lên thêm đang kể (hình- 5). Mặc dù có thể có nhiều lý
giải về thí nghiệm thú vị này nhưng lý giải được ủng hộ nhiều
nhất là sự bít tắc thông khí trong bệnh nhân hen là hệ quả của
nhiều yếu tô" cùng tồn tại, nhiều trong các yếu tô' này đáp ứng
với điều trị bằng atropine trong khi đó chỉ có một sô yếu tô đáp
ứng với các thuốc kháng cholinergic. Người ta cũng nhận thấy
rằng FEV\ tăng lên nhiều hơn khi sử dụng một mình albuterol
so với sử dụng một mình ipratropium.
352