Page 349 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 349
Tuy nhiên người ta thấy rằng cả atropine và ipratropium có
hiệu quả trong việc ngăn chặn sự co thắt phế quản gây ra bởi
chất phong bế p và cũng hiệu quả tjTong việc là thoái triển phản
ứng này.
6. Sự co thắt phế quản do tâm lý
Bên cạnh các kích thích gây co thắt phế quản đã xem xét ở
trên, hệ thần kinh phó giao cảm có thể có một vai trò trong co.
thắt phế quản gây ra bởi các yếu tổ» tâm thần. Justesen và các
đồng nghiệp đã phát triển một mẫu gây co thắt phế quản có
điều kiện kinh điển của Pavlop ở chuột bạch. Họ đã phát hiện
rằng điều trị trước bằng atropine có thể ngăn chặn sự co thắt
phế quản phản xạ có điều kiện, chứng tỏ rằng các dây thần kinh
phế vị ly tâm có liên quan (đáng chú ý atropine không có khả
năng ngản chặn sự co thắt phế quản gây ra bồi kháng nguyên dị
ứng ỏ các chuột bạch của họ). Me Fadden và các đồng nghiệp đã
nghiên cứu các ảnh hưởng của thần kinh phế vị ly tâm (vagal
efferents) ỏ những bệnh nhân hen. Những đốỉ tượng hen được
khí dung nước muốỉ nhưng lại nói cho họ là khí dung kháng
nguyên dị ứng mà họ tin là họ bị mẫn cảm. Điều này dẫn đến
giảm sự thông khí đặc hiệu ở những bệnh nhân này. Khi kích
thích như vậy được lặp lại sau khi đã sử dụng atropine, không
thấy giảm sự thông khí. Người ta cũng thu được kết quả tương
tự đổĩ với ipratropium. Kết quả này chứng tỏ rằng các yếu tô'
tâm lý cũng gây ra sự co thắt phế quản thông qua các cơ chế
cholinergic. Reluck và Marcus đã cho hai nhóm bệnh nhân hen
sử dụng ipratropium, một nhóm có bệnh hen có vẻ do tâm lý,
nhóm khác bệnh hen không phải do tâm lý. Kết quả cho thấy
nhóm đầu có sự giãn phế quản mạnh hơn đáng kể về mức độ và
thòi gian giãn phế quản.
VII. SỬ DỤNG LÂM SÀNG: bệnh hen
# •
Có vài trăm ấn phẩm nói lên hiệu quả lâm sàng của các
thuốc kháng cholinergic là các thuốc giãn phế quản ở những đối
351