Page 348 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 348
Việc giải quyết những khác biệt về kết quả các nghiên cứu
này đòi hỏi sự xem xét đến các nguyên nhân dẫn đến những
khác biệt trong kết quả các nghiên cứu về vai trò của phản xạ
phó giao cảm trong bệnh nhân hen do gắng sức. Liều lượng của
một chất kháng muscarinic cần thiết để ức chê hoàn toàn các
tác động phế quản của lượng Ach tối đa có thể giải phóng được
từ các tận cùng thần kinh phế vị ly tâm ở người bị hen vẫn chưa
được xác định. Vả lại, liều lượng này không thể dựa vào sự
phong bê trương lực đường hô hấp lúc bình thường (chưa bị kích
thích), vào sự phong bế phản ứng đôi với một đồng vận
muscarinic hoặc thậm chí vào sự phong bế phản ứng đổi với sự
kích thích phản xạ qua phế vị.
Vấn đề này còn phức tạp hơn, bởi vì phản ứng phế quản đôì
với kháng nguyên rất phức tạp, liên quan không chỉ sự co thắt
cơ trơn đường hô hấp mà còn liên quan đến viêm niêm mạc,
thâm nhiễm tế bào và những thay đổi trong sự bài tiết chất
nhầy. Các phản ứng chậm với kháng nguyên (có thể liên quan
nhiều hơn đến viêm đường hô hấp) có thể bị ức chế ít hơn bằng
sự phong bế phó giao cảm so với phản ứng sớm chủ yếu là co
thắt phế quản.
5. Các thuốc phong bế p
Sử dụng các thuôc phong bế p có ái lực đáng kể với thụ thể
p2 như propranolol có thể gây ra sự co thắt phế quản rõ rệt ỏ
những đổì tượng hen. Tác động này kém hơn nhiều nhưng vẫn
có thể phát hiện được ở những đổi tượng bình thường. Người ta
cho rằng cơ chê tác động này là do sự loại bỏ tác động đối kháng
của thần kinh giao cảm lên trương lực cholinergic. Nếu sự giải
thích này là đúng thì sự khác biệt rõ rệt trong tác động giữa
đường hô hấp bị hen và đường hô hấp bình thường là bằng
chứng cho thấy rằng trương lực cholinergic và có thể cả sự đổi
kháng adrenergic lên nó (lên trương lực cholinergic), tăng lên
trong bệnh hen. Dù đúng hay sai, việc sử dụng một thuốc
adrenergic sau khi phong bế p có ít tác động lên sự thông khí.
350