Page 333 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 333
đường hô hấp khác nhau. Các chỉ định sử dụng ipratropium
bromide, việc lựa chọn bệnh nhân, liều lượng và cách sử dụng
cũng như các kết quả của thử nghiệm lâm sàng với thuốc này và
các thuốc kháng cholinergic khác được xem xét ỏ các phần sau.
6. Các tác động lên các hệ cơ quan không phải hô hấp
Để xem xét một cách chi tiết các tác động ngoài phổi của
atropine và các thuốc kháng cholinergic khác, nên tham khảo
các bài viết của Ambrache, Brimblecombe, Eger, Greenblatt và
Shader, và Innes và Nickerson.
Người ta có thể xác định ảnh hưởng của các thuốc kháng
muscarinic lên các hệ cơ quan khác nhau.
a. Hệ thần kinh trung ương (CNS'): atropine kích thích hành
tuỷ và các trung tâm cao hơn dẫn đến kích động nhẹ thần kinh
phế vị ỏ các liều lượng 0 , 5 - 1 mg. Tổc độ hô hấp và đôi khi thể
tích thở tăng lên, có thể là do hệ quả của giãn phế quản và tăng
sự thông khí khoảng chết. Thậm chí các liều trung bình ức chế
một S C I hệ vận động của CNS kiểm soát trương lực và vận động các
cơ xương. Đe xem xét kỹ hơn xem tài liệu của Brimblecombe.
b. Mắt
Các thuốc kháng cholinergic phong bế các phản ứng của cơ
mi và cơ thắt dẫn đến liệt mi (cycloplegio) và giãn đồng tử
(mydriasis). Các liều thông thường của atropine (dưới 1 mg) ít
có ảnh hưỏng đến mắt, ngược lại các liều lượng thông thường
của scopolamine có các ảnh hưỏng rõ rệt đến mắt. Sau khi tiêm
dưới da atropine, các ảnh hưỏng mắt phát triển chậm hơn và
kéo dài dài hơn so với các ảnh hưởng lên tuyến nước bọt và tim.
Sử dụng các atropin tại chỗ có thể gây ra các ảnh hưởng mắt
kéo dài 1 đến 2 tuần. Sử dụng các thuồc kháng cholinergic toàn
thân ít có ảnh hưỏng đến áp lực nội nhãn ngoại trừ ỏ những
335