Page 316 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 316
Khí dung adenosine hoặc AMP (adenosine - 5’ , ■
monophosphate), là chất chuyển hóa thành nucleoside tự do, cũng
gây ra sự co thắt phế quản ở những đổỉ tượng hen. Tác động này bị
ức chế một cách hoàn toàn bởi chất đối kháng Hj terfendine. Cả
cromolyn và nedocromil tạo ra sự bảo vệ mạnh chống lại sự kích
thích này trong đó nedocromil có hiệu quả hơn đáng kể.
Khí dung nồng độ thấp S02 (Sulfur dioxde) cũng gây ra co
thắt phế quản ỏ những đốỉ tượng hen và quá mẫn. Phản ứng
này bị ức chế bỏi cả hai loại thuốc này nhưng nedocromil hiệu
quả hơn đáng kể so với cromolyn. Thực tế, khi chuyển từ sự kích
thích bằng kháng nguyên sang gây kích thích bằng "sương mù”
và S02 thì sự ưu thế của nedocromil so với cromolyn càng trồ
nên mạnh mẽ hơn.
Cuốỉ cùng, nedocromil chứ không phải cromolyn ức chế
đáng kể ho do acid citric ở chó.
Các cơ chế liên quan đến phản ứng ỏ trên có được sự quan
tâm đáng kể. Mặc dù một sô" tác giả cho rằng các tác nhân như
không khí lạnh và sương mù có thể dẫn đến giải phóng các chất
trung gian từ dưỡng bào, nhưng những phát hiện này lại không
được các tác giả khác khẳng định. Hơn nữa, sự liên quan liều
lượng - phản ứng của cromolyn đốĩ với sự co thắt phế quản gây
ra bỏi kháng nguyên và S02 lại khác biệt nhau chứ không song
song với nhau, chứng tỏ có sự khác biệt trong cách tác động của
cromolyn trong hai trường hợp này. Mặt khác, terfendine không
có ảnh hưởng lên sự co thắt gây ra bởi S02. Tóm lại, các dữ liệu
trên cung cấp bằng chứng chứng tỏ rằng nedocromil và
cromolyn có tác động trị bệnh quan trọng khác với sự làm ổn
định dưỡng bào, và đã có các cố gắng để giải thích các tác động
của chúng về khía cạnh sinh lý học thần kinh.
Hệ thần kinh phó giao cảm cholinergic tạo ra cơ chế co thắt
chính của đưòng hô hấp. Đường hô hấp của người có một mạng
lưới dày đặc các dây thần kinh phó giao cảm cholinergic thông
318