Page 196 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 196
khí. Sau khi gây kích thích phế quản bằng kháng nguyên dị ứng
khí dung, các phản ứng co thắt phế quản sớm và muộn có liên
quan vói nồng độ của histamine trong huyết thanh tăng lên.
Người ta cũng công bô' rằng trong các cơn hen cấp tính tự phát,
nồng độ histamine trong máu cũng tăng lên. Histamine gây ra
ho bằng cách kích thích trực tiếp lên các dây thần kinh cảm
giác, gây co thắt cơ trơn phê quản bằng cách kích thích trực tiếp
các thụ thể Hj và, một cách gián tiếp bằng cách kích thích các
phản xạ phế vị. Histamine có ảnh hưỏng đến các mạch máu của
phổi thông qua các thụ thể Hj và H2, các thụ thể ĩỉị này gây ra
sự giãn mạch máu, kích thích các thụ thể H2 trong đường hô
hấp cũng dẫn đến sản xuất chất nhầy và ức chế miễn dịch.
Các châ't đôi kháng Hị thế hệ đầu như chlorpheniramine,
diphenhydramine, clemastine và hydroxyzine là các chất gây
giãn phế quản. Nhưng bên cạnh tác động đối kháng Hj, chúng
có các tác động kháng cholinergic, kháng serotonin và kháng a-
adrenergic, có thể gây ra ho khi sử dụng bằng khí dung, và có
thể gây ra tác dụng gây ngủ và các tác động phụ có hại khác
theo đưòng qua miệng hoặc tĩnh mạch. Các chắt đối kháng Hị
thế hệ 2 như terfenadine, astemizole, loratadine, cetirizine và
azelastine không có các tác động kháng cholinergic, kháng
serotonin và kháng a -adrenergic, và vì chúng tương đối không
có tác động gây ngủ nên có thể được sử dụng trong các nghiên
cứu double-blind thực sự. Các chất đôi kháng Hx này có đóng
góp nhiều vào hiểu biết của chúng ta về vai trò của histamine
trong bệnh hen và vai trò của các chất đổi kháng thụ thể Hị
trong điều trị bệnh hen.
Trong các điều kiện được kiểm soát ỏ phòng thí nghiệm, các
chất đốỉ kháng Hj thế hệ 2 đã được chứng tỏ một cách rõ ràng là
có một tác dụng bảo vệ chống lại sự co thắt phế quản gây ra bởi
histamine, adenosine-5'- monophosphate, nước muỗi ưu trương
và nhược trương, tăng thông khí, không khí khô và lạnh, gắng
sức và kháng nguyên dị ứng. Mức độ bảo vệ khác nhau tuỳ theo
198