Page 174 - Các Giống Ngô Mới Kỹ Thuật Trồng
P. 174

Ngô  nguyên hạt có  nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B  như
        Bl, B2, B6, Niacin và một số khoáng chât cần thiết khác, ở
        loại hạt này, một số vi chất có tỷ lệ vượt trội khi so sánh với
        gạo lứt. Nó là một trong những nguồn tinh bột được khuyên
        dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết thấp và
        tỷ  lệ  chất  xơ cao  của  ngô  giúp  tăng  cường  cảm  giác  no,
        đồng thời làm chậm sự hấp thu và chuyển hóa đường. Ngô
        cũng giúp tăng cường hoạt động của ruột già do tỷ lệ  chất
        xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng, mì, sữa...
          Công nghệ chế biến hiện nay tách ngô làm 4 thành phần:
        tinh bột, mầm ngô, chất xơ và chất đạm. Sau khi được tách ly,
        chất xơ và đạm sẽ được chế biến làm thức ăn chăn nuôi gia
        súc, mầm ngô được tinh lọc làm dầu ngô. Chỉ có tinh bột được
        sử dụng đa dạng trong chế biến thực phẩm hoặc làm bánh kẹo.
          Những loại bột ngô tình chế sẽ  không còn nhiều giá trị
        bổ  dưỡng  vì  không  có  chất  xơ,  đạm  và  một  scí  sinh  tố,
        khoáng chất vốn có nhiều trong phần vỏ ngoài của hạt và
        mầm ngô. Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen điểm tâm
        bằng một gói xôi ngô. Loại ngô này tuy đã qua một lần xay
        xát, phần vỏ có bị hao hụt nhưng vẫn giữ được phần nào giá
        trị bổ dưỡng và tốt hơn so với tinh bột ngô.
           Tốt nhất vẫn là dùng ngô nguyên hạt, chẳng hạn ngô tươi
        luộc chín, nướng, hoặc ngô khô  nguyên hạt xay nấu cháo.
        Ngô tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn rất phong phú:
        chọn bắp còn hơi non, dùng dao bào xát mỏng hạt để nấu
        chè hoặc cháo; hoặc bào mỏng hạt nấu canh với rau bồ ngót
        và thịt nạc băm.

        172
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179