Page 81 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 81
82 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, can người'
Thánh Tông đã tặng lá cờ với hai câu thơ:
Nhất đại công danh thiên hạ hữu,
Lưỡng triều trung hiếu thế gian vô.
(Công danh trọn một đời, thiên hạ còn có người như ông,
Tấm lòng trung hiếu với hai triều vua thì thế gian không ai có.)
Ông mất ngày 3 tháng 7 năm Giáp Ngọ (26-7-1294).
Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở
một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành
phố Nam Định. Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa “bài
bông” đưọrc người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang
Khải trong tiệc “Thái bình diên yến” do Trần Nhân Tông tổ
chức sau khi chiến thắng quân Nguyên. Tại đền Thái Vi ở Hoa
Lư, Ninh Bình ông cùng với Trần Hung Đạo được đúc tượng
phối thờ trong hậu cung cùng VÓI các vị vua nhà Trần.
T h eo http://yiẹtsciences.free.fr
Thi nhân và anh hùng
...Trần Quang Khải là người học rộng, biết nhiều, văn võ
song toàn, ngoài ra ông còn là một nhà ngoại giao, nhà thơ có tài.
Trong số các thi sĩ - chính khách thời Trần, Trần Quang
Khải có lẽ là người để lại cho người đọc một ấn tượng tươi tắn
mà sâu đậm. Trước hết, tuy chỉ còn lại vẻn vẹn có 10 bài thơ
thôi (Trong 10 bài thơ này thì có một bài Đề đền Bạch Mã, chỉ
được chép trong Việt điện u linh tập, một bài Hạ Hồ Thành
trúng Trạng nguyên, e không đúng, và một bài Đề dã thự trùng
với bài Tĩnh Bang cảnh vật của Trần Tung trong Thượng Sĩ ngữ
lục. Điều kiện tư liệu hiện nay chưa cho phép khẳng định dứt
khoát vấn đề tác giả đích thực của các bài đó), song, thơ ông
bài nào cũng mang cốt cách khoáng đạt của một thi nhân cỡ
lớn. Ịrần Quang Khải có làm thơ xã giao thù tạc cũng là cái
thù tạc không cần phải gắng gượng hay khách sáo, mà trái lại