Page 32 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 32
3. Có lời nhận định rằng: “Một tác phẩm văn học chân chính có khả năng nhân
đạo hóa con người”. (Lời nhận định)
4. Truyện ngắn “Đời Thừa” của nhà văn Nam Cao có ghi: “Văn chương không
cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tim tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có”, (trích “Đời Thừa” — Nam Cao)
5. Có nhận định rằng: “Người cầm bút như con ong luôn luôn biết đem hương
thơm mật ngọt đến cho đời”.
HƯỚNG DẪN
I. PHẦN GIỚI THIỆU
“Viết văn phải thể hiện cái đẹp và cái thật, phải biết chọn lọc, trau chuôt,
tìm kiếm, sáng tạo, gạn đục khơi trong là chức năng của người cầm bút”.
(Lời nhận định)
Đọc “Đời thừa” của Nam Cao, chúng ta có suy nghĩ về quan niệm sáng tác của
nhà văn cũng thể hiện như thế. Vì thế, có ý kiến rằng: 'Truyện ngắn “Đời thừa” là
một “Tuyên ngôn nghệ thuật” của nhà văn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám”.
Cần đi sâu thiên truyện ngắn này để làm sáng tỏ ý kiến trên.
II. PHẤN TRỌNG TÂM
“Dời T hừ a” là một “Tuyên ngôn nghệ thu ật” của nhà văn Nam Cao.
1. Quan niệm 1: Nghệ thuật gắn kết con người và cuộc sống.
Đọc “Đời Thừa” của nhà văn Nam Cao, ta có thể phát hiện ở đó nhiều quan
niệm nghệ thuật sáng tác của ông thật gần gũi với cuộc sống con người. Để thấy
rõ quan niệm sáng tác đúng đắn ấy, nhà vàn đã từng phê phán trong truyện
ngắn “Trăng sáng” của ông rằng: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật là tiếng kêu của kiếp lầm than”.
Như vậy, ở truyện ngắn “Trăng sáng”, Nam Cao phê phán “văn chương thoát
ly”, “văn chương hão huyền” trừu tượng xa rời thực tế mà với ông, văn chương
phải gắn kết với cuộc đời và con người trước cuộc sôhg thực. Với Nam Cao, ông
luôn luôn quan niệm rằng, một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm thế
hiện những rung động của đời và “một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm
vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người.
Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi
... Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng, ... Nó làm cho người gần
người hơn” (Đời Thừa). Đây là một quan niệm đúng đắn của nhà văn Nam Cao
trong sáng tác nghệ thuật để xây dựng, sáng tạo nên những tác phẩm mang tầm
vóc của thời đại, mang hơi thở của cuộc sông.
Với Nam Cao, giá trị của văn chương phải gắn kết với cuộc đời, cuộc đời thật,
cuộc sông thật, con người thật đang lăn lộn, bươn chải, ngụp lặn, chịu đựng giữa
31