Page 209 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 209

dàn  bà hiền  hậu,  đúng mực”.  Và một  điều  đáng ghi  nhận  dù Thị  là  người  phụ  nữ
       nông thôn  chân  lấm  tay bùn,  ít  học,  đối  diện  trước  cái  đói,  cái  chết  đang  đe  dọa
       rình  rập  dù  cho  “cái  khuôn  mặt  lưỡi  cày  xám  xịt,  chỉ còn  thấy  hai  con  mắt"  của
       Thị  nhưng  không vì  thế mà  Thị  buông  xuôi,  phó  mặc  cho  con  tạo  xoay  vần,  mà
       Thị  cũng  hiểu  biết,  theo  dõi  về  thời  cuộc  về  cách  mạng.  Thị  hiểu,  “người  ta  còn
       phá  cả  kho  thóc  của  Nhật  chia  cho  người  đói”  ở  Thái  Nguyên  và  Bắc  Giang,
       chứng  tỏ  Thị  có  một  cái  nhìn  đúng  đắn  về  Việt  Minh,  nó  mang tính  thời  sự đã
       gieo vào mẹ  con Tràng một niềm tin,  một luồng sinh  khí mới về  cách mạng.

       III.  PHẨN KẾT THÚC
          1.  v ề   nghệ  thuật:  Tác  giả  đi  sâu  \ào  đời  sông  nội  tâm  của  nhân  vật,  xây
       dựng  những  tình  huông  sông  động,  hiện  thực,  kịch  tính,  lời  thoại  của  nhân  vật
       •râ't thật,  tạo sự hâ'p  dẫn lôi  cuôn  cho người  đọc.
          2.  về  nội  dung:  Tác  giả  khắc  họa thành  công hình  ảnh  người  “Vợ nhặt”  như
       là  nhân  chứng sông của thời  đại  từ nạn  đói  năm  1945.  Qua  đó  thấy  rõ  tội  ác  của
       thực  dân,  phát  xít  đôl  với  dân  tộc  ta và  toát  lên  sô' phận  đáng thương của  người
       phụ  nữ cùng những vẻ  đẹp  đáng quý,  dù họ  đôi  diện trước cái  đói,  cái  chết nhưng
       với  sức  sống tiềm tàng, Thị vượt lên  số phận  nghiệt  ngã của chính  mình  để được
       sông,  được  tồn  tại.  Quả  thật:  “Đằng  sau  cái  khuôn  mặt  lưỡi  cày  xám  xịt  của
       người  “Vợ  nhặt”  là  thân  phận  đáng  thương  cùng  những  vẻ  đẹp  đáng  quý  của
       Thị” góp  phần  làm nên giá trị  cho tác  phẩm.

         Để  tuyển  sinh:  Anh  (chị)  phân  tích  truyện  ngắn  “Vợ iTihăt”  của  nhà
           văn  Kim  Lân  trích  trong  tập  “Con  ch ó  xấu  x í” xuât  bản  năm  1962
           đề  làm  sáng tỏ giá  trị nhân đạo trong tác phẩm.

       S i ững kiến thức cần nắm:
       1.  Có  lời  nhận  định  rằng:  “Một  tác phẩm  văn  học  chân  chính  có  khả  năng nhân
          đạo hóa con  người”.  (Lời  nhận  định)
       2.  Có ý kiến rằng: “Quay lưng trước nỗi đau của kẻ khác chi là một thứ quái vật”.
       3.  Có  nhận  định  rằng:  “Phải  biết  ác,  biết  tàn  nhẫn  để  sống  mạnh  mẽ”.
          (Nietzsche -   Triết gia Đức).

       4.  Năm  1940  thực  dân  Pháp  mở  cửa  nước  ta  rước  Nhật  vào,  từ đây  nhân  dân  ta
          phải  rơi  vào  một  cồ  hai  tròng thực  dân  và  phát >xít.  Với  thực  dân,  chúng  đưa
          ra  nhiều  thứ thuế,  tăng  thuế còn  phát  xít  Nhật  bắt  người  nông  dân  nhổ  cây
          lúa trồng  cây  đay,  cuô'i  cùng hậu  quả  thảm  khô'c  nhất  trong  lịch  sử Việt  Nam
          là nạn  đói  năm  1945 hơn hai  triệu  đồng bào ta phải chết vì  đói.
       5.  Lời  nói  của bà  cụ  Tứ như là  lời  tô' cáo  thực  dân  Pháp và  phát xít Nhật  đã  gây
          ra  nạn  đói  vào  năm  1945  cho  dân  tộc'ta.  Bà  nói:  “Đằng  thì  nó  bắt giồng đay,
          đằng  thì  nó  bắt  dóng  thuế.  Giời  đất  này  không  chác  đã  sống  qua  được  dâu
          các con  ạ...”.

       208
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214