Page 20 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 20

bồng lai  giữa trần  gian.  Đứng về  mặt  nghệ  thuật,  niềm  khát vọng của Vũ  Như Tô
    là  hợp  lí  với  tính  cách  của  một  người  nghệ  sĩ,  một  kiến  trúc  sư giàu  tâm  huyết.
    Nhưng  khát  vọng hoài  bão  cao  đẹp  của Vũ  Như Tô  trong việc  xây  Củu  Trùng Đài
    là  nguyên  nhân  tạo  nên  sự  mâu  thuẫn  giữa  nhân  dân  lao  động  cùng  những  thợ
    xây lành  nghề đối với  Vũ Như Tô.  Đây là những người  ông yêu  quý nhất nhưng vì
    khát  vọng  nghệ  thuật,  ông  muốn  làm  sao  Cửư  Trùng  Đài  là  tài  sản  của  đất  nước
    đế  lại  cho hậu  thế mai  sau.  Vũ Như Tô càng ra sức làm  cho  Cửu  Trùng Đài  hoành
    tráng hơn  như một  tòa  lâu  đài  hoa lệ,  bắt buộc tập  đoàn  Lê Tương Dực ra sức bóc
    lột  đời  sống  nhân  dân  lao  động,  tăng  thuế làm  cho  “cồng  khố hao  hụt",  đời  sống
    của nhân dân lao động càng lầm than cơ cực.  Đặc biệt việc xây Cửu Trùng Đài làm
    cho  vài  ngàn  người  phải  hi  sinh,  mẹ  mất  con,  vợ  mất  chồng  với  bao  nhiêu  oán
    than về Vũ Như Tô.
       3.    Chi tiết 3: Tâm trạng uẩn khúc của nhà kiến trúc sư Vũ Như Tô trước
    giờ  phút  cuối  cùng  (hồi  V):  Cửu  Trùng  Đài  sắp  hoàn  thành  cũng  chính  là  lúc
    tình  hình  rối  ren  xảy  đến  cho  tập  đoàn  phong kiến  Lê  Tương  Dực.  Lợi  dụng  tình
    hình  rối  ren  này,  quận  công Trịnh Duy Sản  cầm một cánh quân  đối  nghịch,  lôi  kéo
    hơn  phân nửa,  nhân  dân  lao động đứng về phía mình và kết hợp với giặc Trần Cao
    ở  Bồ  Đề  kéo  binh  nổi  loạn.  Trước  tình  hình  nguy  kịch  ấy,  cung  hữ  Đan  Thiềm
    khuyên Vũ Như Tô tìm cách trốn thoát vì biết ông là người có tài, cần phải sống để
    tiếp  tục  xây  dựng  cho  đất  nước.  Nhưng,  Vũ  Như Tô  kiên  quyết  không  bỏ  trốn  và
    khẳng  định  rằng:  “Tôi  có  tội  tình  gì?  Ta  xây  Cửu  Trùng  Đài  có phải  đâu  đ ể hại
    nước.  Ta  xây  Cửu  Trùng  Đài  để lại  cho  đất  nước  và  cho  hậu  thế một  công  trình
    nghệ  thuật  đẹp,  nguy  nga  tráng  lệ”.  Và  Vũ  Như Tô  khẳng  định:  “Người  quân  tử
    không  bao giờ sợ chết  mà  vạn  nhất có  chết  cũng để cho  mọi  người  hiểu  rằng,  việc
    làm ciía mình  chính  đại quang minh.  Tôi sống với  Cửu  Trùng Đài  và tôi cũng chết
    với Cỉtu Trùng Đài".  Hàng loạt những suy nghĩ của Vũ Như Tô trước tình huống đầy
    nguy  kịch  đang xảy  ra  như thế,  chứng tỏ  Vũ  Như Tô,  vẫn  quả  quyết việc  xây  dựng
    Cửu Trùng Đài của mình là đúng với chức năng của người nghệ sĩ, nhà kiến trúc sư.
       Nhấn mạnh: Nhưng Vũ Như Tô không nhận ra rằng vì xây Cửu Trùng Đài theo
     khát vọng nghệ thuật của ông,  đã làm cho đời  sống nhân  dân  cơ cực,  lầm than,  đói
     khổ,  công khố hao  hụt,  mấy  ngàn  người  hi  sinh vì  Cửu Trùng Đài.  Như vậy,  với  tư
     cách  một  công  dân,  Vũ  Như Tô  là  người  có  tội,  là  một  “tội  nhăn”.  Nếu  đứng về  tư
    cách  một  nghệ  sĩ,  nhà kiến  trúc,  ông là  một “nạn  nhân".  Như vậy,  Vũ  Như Tô vẫn
    chưa hiểu rõ giữa khát vọng nghệ thuật phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế.  Nếu đi
     ngược lại, Vũ Như Tô là người có tội với nhân dân và di ngược lại chức năng của một
     nghệ sĩ chân chính vì nghệ thuật phải phục vụ cho cuộc sống, cho dân tộc.
       Kết  thúc  Vũ  Như  Tô  bị  dẫn  ra  pháp  trường  và  trước  giờ  phút  cuôì  cùng,  Vũ
     Như Tô  vẫn  mang  một  tâm  trạng  uẩn  khúc  vì  ông chưa  nhận  rõ  thiên  chức  của
     người  nghệ  sĩ  và  trách  nhiệm  của  một  công  dân  phải  có  sự liên  kết,  hài  hòa  để
     thích  nghi  trước  cuộc  sông thực  tế,  hoàn  cảnh  của  đất  nước  thì  chức  năng người


                                                                                  19
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25