Page 16 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 16
Mở rộng:
Hàng loạt từ ngữ “trang trải", “trăm nơi”, “mạnh khối đời” toát lên một lẽ sống
đẹp, sống phải biết đồng cảm, yêu thưomg, chan hòa, chia sẻ trước nỗi đau kẻ
khác, ở đây là những con người cùng khổ, đang sông giữa cuộc đời lầm than dưới
ách thống trị của thực dân phong kiến. Vậy chúng ta phải làm gì đây? phải biết
yêu ai? căm thù ai? phải có nhận thức đúng, hướng đi đúng từ ánh sáng Mác -
Lênin. Với người thanh niên trẻ, phải biết “làm sao được tan ra”, “giữa biển lớn
tinh yêu”, giữa biển lớn cuộc đời, cuộc đời lao khổ, cuộc đời lầm than ở ngoài kia
và “Phái biết cầm tay mọi người” nối kết thành một vòng tay lớn, một sức mạnh
mới, nhằm đập tan xiềng xích nô lệ để tìm thấy một ngày mai tươi sáng, đế “đất
nở hoa”, “trời mỗi ngày lại sáng” đế từ bóng tối bước ra ánh sáng từ nô lệ tìm đến
tự do là lẽ sống đẹp của tuổi trẻ Việt Nam, lè sống đẹp của người thanh niên trẻ
Tô Hữu lúc bấy giờ.
Mạch cảm xúc của nhà thơ tiếp tục khơi dậy:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”.
Hàng loạt điệp câu “là con của vạn nhà... là anh của vạn đầu em nhỏ...”. Với
giọng thơ khẳng định, dứt khoát, chính là lời bày tỏ chân tình của người thanh
niên trẻ Tô” Hữu khi tìm thấy ánh sáng Mác - Lênin và nhà thơ tự khắng định,
là một thành viên trong đại gia đình lao khổ ở ngoài kia, lầm than đói rét ngoài
kia. Chứng tỏ nhà thơ đã xác lập “cái tôi” của mình hòa nhập vào “cái ta” của
nhân dân lao khố cùng nôi kết lại, hiệp lại tạo thành một sức mạnh tổng hợp,
một sợi dây liên kết, hình thành, một tình yêu giai câ”p, tình đồng chí, tình
chiến hữu cùng đứng lên đâu tranh giành lại tự do độc lập cho dân tộc là bổn
phận trách nhiệm của tuồi trẻ Việt Nam lúc ây. Thực hiện được như thế, nhà
thơ cảm thây không hổ thẹn với ông cha ta thuở trước đã xây dựng đâ't nước này
vì: “Đât Nước lá máu xương của mình. Phải biết gắn bó và san sẻ”. Phải biến
nhận thức đau thương thành hành động quên mình vì sự nghiệp đấu tranh cho
dân tộc là lẽ sông đẹp của người thanh niên.
II. PHÂN KẾT THÚC
1. về nghệ thuật: Kết hợp những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, lời thơ
khẳng định dứt khoát, nhịp thơ dồn dập, diễn đạt tự nhiên cùng những biện
pháp tu từ đặc sắc.
2. về nội dung: “Tư ấy” đã khắc họa hình ảnh người thanh niên trẻ Tô Hữu
khi tìm thấy ánh sáng mới, ánh sáng Mác - Lênin đã thắp sáng trong tâm hồn
nhà thơ một hướng đi đúng, một lẽ sông đẹp là niềm hạnh phúc của tác giả. Quả
thật: “Từ ấy là tiêng lòng của một hồn thơ đẹp”.
15