Page 15 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 15
lí tưởng đẹp “sống là cho đâu chi nhận riêng minh”. Đặc biệt với cụm từ gợi tả
“chói qua tim” chính là giây phút mà ánh sáng Mác - Lênin soi rọi trong tâm
hồn nhà thơ, khai phá trong suy nghĩ nhà thơ một nhận thức mới, một con
đường mà mình đã chọn tràn đầy sức sông trào dâng, mãnh liệt như xua tan
bóng tôi tìm thấy ánh sáng, đau khố tìm thấy hạnh phúc, nô lệ tìm thấy tự do.
Đó là niềm vui sướng tràn ngập trong tâm hồn người thanh niên trẻ lúc ấy đế
bật thành tiếng gọi; “Hồn tôi là một vườn hoa lá. Rất đậm hương và rộn tiếng
chim”. Với triết gia người Áo (Nayrac) đã từng nói: “Niềm vui là hương thơm của
cuộc đời, làm thay đổi cả máu huyết và trí tuệ”. Phải chăng, với hình ảnh so
sánh, ẩn dụ giàu sức biểu cảm qua hai câu thơ trên là tâm trạng vui sướng của
tác giả khi đón nhận một lí tưởng sống đẹp, một con đường đi tới mà tuổi trẻ
cần phải làm gì để tìm lại cuộc đời mình, cuộc đời dân tộc thì còn gì vui sướng
hơn. Với cách nói ví von, so sánh, tâm hồn nhà thơ lúc ấy, có khác gì như một
vườn xuân đầy hoa thơm cỏ lạ, hương sắc ngọt ngào, kết hợp những âm thanh
của tạo vật, những tiếng chim gọi mùa xuân về, đang ríu rít trên cành là biếu
hiện một tâm hồn tươi trẻ đang trào dâng một sức sông mới, một niềm tin mới
như lời bày tỏ của tác giả: “Lòng tôi sung sướng vô cùng khi đón nhận ánh sáng
của chủ nghĩa Mác - Lénin”. Quả thật: “Người vui cảnh có buồn đâu bao giờ".
2. Tâm trạng 2 (khổ thơ giữa và cuối): Người thanh niên trẻ tự nguyện
đứng cùng nhân dân lao khổ tạo sức mạnh đề giành lại cuộc đơi.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm ìnạnh khối đời”.
Tiếng gọi; “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” thế hiện lời bày tỏ dứt khoát,
khẳng định của người thanh niên trẻ khi đón nhận ánh sáng Mác - Lênin. Nhà
thơ đã biến nhận thức thành hành động là cần phải làm gì đế thực hiện lí tưởng
đẹp ấy. Hai tiếng “tôi buộc” là tiếng nói chân tình trong trái tim người thanh
niên, phải làm sao nôi kết lại, hiệp lại cùng với mọi người, mọi thành phần
trong xã hội, ở đây, là nhân dân lao khố đang sông lây lâ't, vâ't vưởng ở ngoài
cuộc đời kia. Đây là một quan niệm sông đúng đắn, sông đẹp, biết đem “cái tôi”
hòa chung vào “cái ta” của quần chúng, “cái ta" của cộng đồng, của nhân dân tạo
thành một sức mạnh tổng hợp, một sợi dây liên kết, nôi thành một vòng tay lớn
cùng đứng lên đấu tranh giành lại cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc. Hàng loạt
tiếng gọi “trang trải”, “trăm nơi”, “mạnh khối đời” càng tạo thêm niềm tin, sức
sống trong tâm hồn nhà thơ là biểu hiện một tình yêu giai cấp râ"t rõ từ đó hình
thành tình đồng chí, tình chiến hữu cùng đứng lên đấu tranh vì hạnh phúc của
nhân dân vì tự do độc lập của dân tộc đúng như lời bày tỏ của Mác: “Hạnh phúc
là dấu tranh”.
14