Page 117 - Bệnh Tim Mạch
P. 117
nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh
mạch máu não, xơ vữa nhiều mạch...
9.1.3. Dấu hiệu của sốc tim
Bệnh nhân xanh tái, đau ngực, buồn nôn và
nôn, khó thở, nổi vân tím, da lịch, thờ ơ hoặc rối
loạn tâm thần, lú lẫn mất định hướng, mạch nhanh,
huyết áp tụt, vã mồ hôi, ngất... Tiền sử có thể có
dấu hiệu nhiễm khuẩn mới xảy ra. Có thể rối loạn
nhịp nặng nề, nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm,
tĩnh mạch cổ nổi phòng, phù ngoại vi có thể có nếu
trước đó bệnh nhân có suy tim. Mạch đảo (chìm
hoặc mất khi hít vào), bóng tim to trên X-quang.
Nghe tim tiếng mờ có thể phát hiện đưỢc tổn
thương van tim, gan to. Có thể có rối loạn nhịp thở,
ho ra máu, thiểu niệu....
9.1.4. Các biện pháp xử trí
Nhanh chóng xác định tình trạng sốc tim của
bệnh nhân, loại trừ các nguyên nhân khác gây ra
huyết áp thấp. Bệnh nhân cần được điều trị tại các
chuyên khoa tim mạch hoặc ở khoa cấp cứu, điều trị
tích cực. Nếu bệnh nhân tự thở tốt có thể cho thở
qua đường mũi, nếu bệnh nhân có rối loạn nhịp thở
hoặc suy hô hấp nặng thì cần đặt nội khí quản và
cho thở máy đúng chế độ. Thiết lập một đường
truyền tĩnh mạch. Đặt catherter tĩnh mạch trung
tâm theo dõi, tốt nhất là có thiết bị Swan-Ganz để
118