Page 141 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 141
“Trái la hán” thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Trái la hán còn có tên là “la hán quả”, “giả khổ qua”,
“quang quả mộc miết”... Đây là loài cây đặc sản của
Quế Lâm, Trung Quốc, được nhập khẩu vào nước ta từ
nhiều năm nay.
Với những người có bệnh lý về đường hô hấp, quả
la hán là một thứ thuốc tốt và lại an toàn.
Trong Đông y truyền thống, thường dùng quả la
hán để chữa ho do phế nhiệt và đờm hỏa nội kết, viêm
hầu họng, đại tiện bí kết.
Hiện tại, trên lâm sàng, thường sử dụng quả la hán
trong những trường hỢp được Tây y chẩn đoán là viêm
phế quản cấp tính, mạn tính, viêm đường hô hấp trên -
thuộc thể “nhiệt đờm úng phế” (theo cách phân loại của
Đông y); Chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp - thuộc
thể “nhiệt độc uẩn kết”; táo bón kinh niên thuộc thể
“tân khuy tràng táo” (thiếu thể dịch, ruột khô).
- Liều dùng hàng ngày:T>\xng 15-30g sắc uống,
hoặc hãm nước sôi, hay hấp uống.
- Chú ý, kiêng kỵ: hán tính mát, thích hỢp với
chứng ho do “đờm hỏa” (đờm nhiệt). Nếu là ho do
“phế hàn” và do ngoại cảm, thì không nên dùng độc vị
(cần phối hỢp với các vị thuốc khác).
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:
- v ề thành phần hóa học:
Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới
25,17% - 38,31%, trong đó bao gồm 10,20% - 17,55%
đường íructose; 5,71% - 15,19% đường glucose; Còn có
một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ
ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó
Mogroside V có độ ngọt gấp 256 - 344 lần đường mía
Ẽênk kô kấp, ken suyễn và cáck k ều írí ỉ ^ 1