Page 77 - Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình Tập 4
P. 77
Từ 100 lít chất lỏng đi qua tiểu cầu thận, chỉ có 1 lít biến
thành nước tiểu, 270g natri đưỢc lọc thì có 263g trở lại máu.
Sự hình thành nước tiểu là kết quả tổng hòa của nhiều quá
trình nhằm bảo đảm tính ổn định môi trường bên trong. Thận
có các chức năng sau:
a) Bài thải các chất khác lạ và các sản phẩm không bay hơi
của sự trao đổi, chủ yếu là sản phẩm nitrogen.
b) Điều hòa sự ổn định của nồng độ natri.
c) Điều hóa khối lượng nước ngoài tế bào của cơ thể.
d) Điều hòa sự ổn định của mật độ ion trong máu.
e) Điều hòa sự cân bằng acid - kiềm của cơ thể.
Niệu đạo có chiều dài 22 - 25cm ở nam giới, 2,4 - 4cm ở nữ
giới. Chỗ rộng nhất là trong niệu đạo: l,25cm.
Niệu quản có chiều dài 28 - 34cm. Nước tiểu chảy trong
niệu quản nhờ nhu động co tích cực đẩy nó đi. Đường kính của
niệu quản có thể tăng hẳn lên nhờ tính đàn hồi cao và trong
trường hỢp bí tiểu, nó có thể phình rộng ra đến 8cm.
• Theo Đông y, thận có nhiều vai trò hơn Tây y hình dung.
Với vai trò điều hòa nội môi và tác động lên hệ thần kinh,
thận được coi là cơ quan chủ đạo trong việc duy trì cân bằng
trong cơ thể (thậm chí còn quan trọng hơn cả tim, gan, phổi...).
Theo Hải Thượng Lãn ông, giữa 2 quả thận là Mệnh môn, có
vai trò hàng đầu trong duy trì sinh mệnh con người. Khi chức
năng điều hòa nội môi (điều hòa khí huyết) của thận suy giảm,
hàng loạt triệu chứng sẽ diễn ra (cao huyết áp, mệt mỏi toàn
thân, nhức xương khớp, yếu sinh lý, mất ngủ...).
78