Page 102 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 102
Thuở nhỏ, ông có tên là Danh Phương, đến năm 1743
sau khi đỗ giái nguyên trường Sơn Nam thì đối thành Quý
Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường.
Khi còn bé, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng là th ần đồng.
Nhiều sách chép tiểu sử của ông có ghi: năm tuổi đã đọc được
nhiều bài Kinh Thi, mười tuổi đã học sử. Ông thường dạy học
trò: “Bụng không chứa ba vạn quyển sách, m ắt không nhìn
thây khắp núi sông thiên hạ, thì vị tất dâ làm văn hay”.
Năm 13 tuổi (1739), theo cha lên kinh đô học, đên năm
18 tuổi, ông đậu giải nguyên kỳ thi Hương trường thi Sơn
Nam. Sau dó, dự thi Hội không dỗ, ông về quê nhà dạy học
và viết sách.
Năm 1752, Lô Quý Đôn được 27 tuổi, ông đỗ đầu thi Hội
và khi vào thi Đình ông cũng đậu đầu Bảng Nhàn tức Tam
Nguyên (Khoá nAy không lấy Trạng nguyên). Sau khi thi đỗ,
Lê Quý Đôn dược bố nhiệm chức Thụ Thư ở Viện Hàn Lâm.
Năm 1754, ông được bổ làm Hàn lâm thừa chi rồi sung Toản
tu Quốc sử quán.
Năm 1756, ông đi liêm phóng ở trấn Sơn Nam, phát giác
được 7 viên quan hối lộ. Vào tháng 5 năm 1756, ông được biệt
phái sang Phủ Chúa, coi phiên binh, đến tháng 8 ông đi hiệp
đồng với các dạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa. Lúc về
triều ông dâng bài điều trần gồm 19 khoản nói về chức Chưởng
phiên binh. Chúa Trịnh Doanh xem khen ngợi và thưởng 50
lạng bạc. Năm 1757, Lê Quý Đôn được thăng chức Thị Giảng
Viện Hàn Lâm.
Tháng 6 năm Kỷ Mào niên hiệu Cánh Hưng thứ 20 (1759)
triều vua Lè Hiển Tông, thái thượng hoàng Lê Ý Tông mất.
Sang tháng Giêng năm Canh Thìn (1760) triều đình cử một
phái đoàn sứ bộ đi báo tang và dâng cống lễ với nhà Thanh.
Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Chú được cử làm phó sứ.
100