Page 104 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 104
khoa học. ơ thê kv XVIII, xuất hiện nhiều tên tuổi rực rỡ như
Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần
Côn, Lê Hữu Trác... Đồng thời các tri thức văn hóa, khoa học
của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào
giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân
loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc
bách khoa và Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã
trở thành người “tập đại h ành” mọi tri thức của thời đại. Có
thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thê ký thứ 18 đều
được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác
phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dâu thành tựu văn hóa
của cả một thời đại với tất cả những ưu điếm cùng nhược
điếm của nó.
Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao
gồm hàng trăm quyến, nhưng một sô bị th ất lạc. Công trình
biên soạn lớn nhất của Lê Quý Đôn là bộ Toàn Việt thi lục 6
quyển, tuyến chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến
đời Lê Tương Dực (1509 - 1516). Lê Quý Đôn hoàn thành
Toàn Việt thi lục năm 1768, dâng lên vua, được thường 20
lạng bạc.
Về sáng tác văn xuôi, theo Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn
có Quê Đường vftn tập 4 quyển, nhưng sách này đà mất. về
sáng tác thơ, Lê Quý Đôn đê lại có Quê Đường thi tập khoảng
vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ Trung
Quôc.
Nhận xét tông quát về thơ Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú
viết: “Ong là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn.
Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên..., không cần suy
nghĩ mà trôi cháy dồi dào như sông dài biên cá, không chỗ
nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”.
Quan niệm về thơ của Lẽ Quý Đôn được tổng hợp lại
như sau: “Làm thơ có 3 điếm chính: một là tình, hai là cảnh,
102