Page 97 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 97
LI ' n s - í . / í .1 1 , ir,:’i r ; r , a i Ö U t i i c t i i V 1 Ç I l l a l l i x v i i x
trên đường di qua đâ’t Thục (thuộc Tứ Xuyên bây giờ) là nơi
có nghề dệt lượt truyền thông, nổi tiếng. Đoàn đã xin vào
nghỉ nhờ ở một làng trong đó, cốt đế xem xét và học cách
làm của họ.
Phùng Khắc Khoan thấy thứ sản phẩm mỹ thuật này
được làm ra cũng chỉ từ đôi mắt và đôi bàn tay của người thợ
thủ công. Ông ra sức tìm hiểu rồi học cách làm của họ từ tạo
khung dột, cách uhuộm màu đến mắc go và thủ thuật đưa
thoi, kết sợi.
Sau khi về nước, Phùng Khắc Khoan đã dành thời gian
đi đến các làng nuôi tằm, dệt tơ dem kỹ thuật làm vải lượt
truyền cho nhân dân. Nhờ đó, các làng dệt ven sông Tô như
Nghi Tàm, Trúc Hạch, Yên Thái, Bái An, Trích Sài... cho đến
vùng ven sông Nhuệ (Tỉnh Sơn Tây), có nhiều gia đình biết
dệt lượt. Sau này, nơi tiếp thụ và phát huy tôt nhất kỹ thuật
của nghề này là vùng sông Nhuệ. Lượt ở đây mỏng, nhẹ, mịn
màng, mặc vào trông thướt tha, thanh quý. Nhân dân lây tên
quan Trạng đặt cho vải lượt mình dệt, gọi là lượt Bùng.
Trên đường về nước đoàn của Phùng Khắc Khoan vượt
sông Dương Tử, đi qua một vùng mênh mông những đồng, bãi
trồng hoa màu và nông dân trong mùa thu hái nòng sản. Họ
Phùng nhận ra, ở đây có những loại cây trồng mà nước mình
chưa có như ngô, đậu nành... Ông cho đoàn xin vào nghỉ nhờ ở
một làng gần đó, được dân cho ăn bánh và ản tương, những
thứ được chế biến từ các loại hạt kia chế biến ra. Họ Phùng
chú ý nhiều đốn những chóe nước tư< ng bà con ở đây làm đế
ăn dần. Ồng hỏi họ về cách rang đi.u, ủ men và ngả tương.
Ong mua một ít hạt ngô và hạt đậu nành đem về làm giống.
Từ đó, trên đồng ruộng nước ta bất đầu có những loại
cây trồng mới là ngô và đậu nành. Cũng từ đó nhân dân ta,
qua sự truyền dạy của Trạng Bùng đã biết cách làm tương,
một loại nước chấm ngon và bổ, để dành được quanh năm.
95