Page 329 - AllbertEstens
P. 329
của xác suất, song xác suất bản thân nó lại lan truyền theo các
định luật nhăn quả".
Cách giải thích xác suất ngay từ đầu đã đứng trưóe sự
hoài nghi của một sô" người như Planck, Einstein, de Broglie và
Schrödinger, đặc biệt là sự phê phán của Einstein với cuộc
tranh luận nổi tiếng giữa ông và Bohr nổ ra từ Hội nghị Solvay
lần thứ 5 năm 1927. Song thòi gian trôi đi mà vẫn không có một
cách giải thích nào khác tỏ ra "hay" hơn hay một lý thuyết nào
khác "đầy đủ hơn" thay thế cơ học lượng tử như đã được xây
dựng, và cộng đồng nghiên cứu đã dần dần chấp nhận cách giải
thích xác suất được đặt cơ sở trên nguyên lý bổ sung do Bohr
chủ xướng và thường được gọi là cách giải thích Copenhagen.
Bản thân de Broglie, sau khi "lý thuyết nghiệm kép" (théorie de
la double solution) (xem Phụ lục A5) của ông với cách giải thích
không xác suất cho sóng vật chất (một loạt thông báo ngắn trên
tạp chí "Journal de Physique" tháng Năm 1927) bị Pauli công
kích kịch liệt trong Hội nghị Solvay lần thứ 5, đã chuyển sang
giảng dạy cơ học lượng tử, từ 1928, theo "tinh thần
Copenhagen". Song từ năm 1952, khi công trình của D. Bohm
xuất hiện trong đó cách giải thích nhân quả được phát triển,
ông đã quay trở lại lý thuyết của mình với một nhiệt tình không
hề suy giảm.
Những nghiên cứu của Bohm và de Broglie đã mở đầu sự
phục hưng những nghiên cứu về các nền tảng của cơ học lượng
tử và, cùng vối những nghiên cứu này, sự phát triển những
nghiên cứu triết học về lý thuyết lượng tử. Các nghiên cứu này,
nhờ một xung lực rất mạnh là công trình của J. Bell năm 1964
chỉ ra kết luận không đúng của von Neumann về sự không có
tham sô" ẩn [9 ], đã trở thành một trận địa không bé nhỏ của vật
lý học ngày nay. Một đội ngũ các nhà vật lý ngày càng đông đảo
lại dân bưốc trên con đường tìm kiếm một nền tảng đúng đắn
327